Nga đã bắt đầu làm phóng sự truyền hình từ khi còn là sinh viên. Tác phẩm đầu tiên là một phóng sự dài 3 phút, giới thiệu về Lăng đá Quận Vân ở Thường Tín – Hà Nội. Để hoàn thiện phóng sự này, Nga đã mất khoảng 3 ngày cho tất cả các khâu từ tiền kỳ đến hậu kỳ. Lúc đầu nghĩ rằng tác phẩm của mình sẽ hay lắm, nhưng sau khi thực hiện thì thấy nó “hơi nhạt” ^^ smile. Cho đến giờ này nghĩ lại thì Nga đã hiểu vì sao nó lại “nhạt” các bạn ạ :)) Vì hồi đó mình nhạt chứ không có “mặn” như bây giờ nên tác phẩm nó cũng nhạt theo. :)) Nhưng nhờ có những lần như thế, mình mới có động lực để hoàn thiện hơn mỗi ngày.
NỘI DUNG CHÍNH
Bằng kinh nghiệm của chính mình, Nga đã tự tổng hợp và chia thành 8 bước cơ bản để sản xuất 1 phóng sự truyền hình. Bao gồm các bước sau:
- Bước 1: Tìm đề tài
- Bước 2: Khảo sát thực tế
- Bước 3: Viết kịch bản quay
- Bước 4: Tổ chức sản xuất
- Bước 5: Đi sản xuất
- Bước 6: Nhập kho dữ liệu, đọc băng
- Bước 7: Viết kịch bản dựng
- Bước 8: Dựng và hoàn thiện
Trước khi đi vào nội dung chi tiết, Nga xin lưu ý rằng: đây là các bước để sản xuất phóng sự truyền hình thông thường, không phải phóng sự điều tra nhé! Vì nghiệp vụ và cách thức của phóng sự điều tra sẽ khác một chút, đôi khi không được công khai. Thứ 2 là Nga sẽ bỏ qua những khâu thuộc về phương diện quản lý như: báo cáo đề tài, trình bày với lãnh đạo, đăng ký lịch sản xuất…Nó thuộc về phương diện quản lý, do đó, Nga sẽ chia sẻ trong một bài viết về cách thức hoạt động của cơ quan báo chí sau nhé!
NỘI DUNG CHI TIẾT
Bước 1: Tìm đề tài phóng sự
Trước tiên, để sản xuất 1 phóng sự truyền hình các bạn cần xác định được đề tài của mình. Bạn dự định làm về đề tài gì? Nếu bạn chưa có đề tài sẵn có thì bạn có thể tự tìm đề tài. Có rất nhiều cách để tìm được đề tài hay. Khi Nga làm việc tại các cơ quan báo chí, Nga đã học được cách tìm đề tài khá thú vị.
Cách 1: tìm đề tài trên mạng:
Từ các trang báo điện tử uy tín khác. Nên lựa chọn đề tài nào đang nóng, đang nhận được sự quan tâm của công chúng hoặc xã hội. Nhưng đề tài đó phải chưa viết sâu sắc, chưa quá phổ biến, nếu họ đã viết nhiều và phân tích sâu rồi thì không nên viết nữa. Bởi thứ nhất là dễ bị nhàm chán, thứ hai là chắc gì bạn đã làm hay hơn tác phẩm cũ và thứ 3 là công chúng đã nhận đủ thông tin cần biết rồi.
Ngoài tìm ở các trang báo điện tử, bạn cũng có thể tìm ở các diễn đàn, hội nhóm. Đó là nơi người ta chia sẻ những câu chuyện trong cuộc sống.
Cách thứ 2: là đi lang thang.
Đây là cách mà trước kia Nga cũng rất hay sử dụng, đi lang thang dạo chơi đâu đó, lắng nghe và quan sát xung quanh rồi tìm chất liệu cho chính mình. Các nhà báo, phóng viên truyền thống hoặc báo giấy, báo internet vẫn hay sử dụng cách này nhất. Bởi đề tài sẽ đa dạng và phong phú hơn so với cách thứ nhất. Thậm chí sẽ tìm được nhiều thứ “hay ho”.
Bước 2 trong sản xuất phóng sự truyền hình: Khảo sát thực tế
Sau khi xác định được đề tài, bạn cần khảo sát thực tế để lấy chất liệu viết kịch bản quay. Cách để khảo sát chuẩn nhất là bạn đến trực tiếp nơi diễn ra sự kiện, nơi nhân vật sống để trò chuyện, lấy thông tin từ nhiều nguồn khác nhau…..Nhớ mang theo bút, sổ và máy ghi âm, điện thoại. Ghi âm lại những cuộc trò chuyện để lấy chất liệu viết. Nhớ xin số điện thoại hoặc cách thức liên lạc với nhân vật để hôm sau còn liên hệ lại.
Nếu không thể đến trực tiếp vì địa điểm quá xa hoặc vì lý do gì đó, có thể tìm cách liên hệ qua điện thoại trước, sau đó khai thác thông tin qua điện thoại luôn. Hiện nay thì hầu hết các tờ báo hay dùng cách này, bởi sự tiện lợi của nó. Tuy nhiên, mặt trái của nó là tính chính xác của thông tin không được đảm bảo. Thứ 2 nữa là nhân vật của bạn không phải người có nghiệp vụ nên cách họ miêu tả bối cảnh hoặc đề cập vấn đề sẽ mang tính phiến diện, bạn khó có thể quan sát được mọi thứ.
Bước 3: Viết kịch bản quay
Sau khi khảo sát thực tế xong, bạn bắt đầu tiến hành viết kịch bản quay. Nhớ viết chi tiết những thông tin và cụm hình ảnh cần có, bối cảnh quay ở đâu…Gạch ra những ý chính cần có. Trước kia lúc học ở trường, các thầy cô dạy Nga là viết chi tiết: toàn, trung, cận các kiểu. Sau ra trường đi làm thấy cái đó thực sự không phù hợp và không cần thiết. Bởi người quay phim họ cũng có nghiệp vụ của họ, họ đọc kịch bản là họ biết cần quay những gì. Trừ khi là những hình ảnh thực sự đặc biệt thì bạn mới cần ghi chi tiết.
Bước 4: Tổ chức sản xuất
Để có thể tổ chức sản xuất phóng sự thuận lợi, đầu tiên bạn nên lên lịch sản xuất cụ thể ưu tiên theo từng cụm bối cảnh cùng nhau. Trước kia cái này ko được dạy ở trong trường, nhưng đi làm phim thì mình học được điều này. Tức là lọc ra tất cả những cụm bối cảnh cùng nhau, gom lại trong tờ lịch sản xuất, như vậy sẽ dễ theo dõi hơn và không có chuyện sót cảnh.
Khi có lịch sản xuất thì bắt đầu xem thời tiết ngày quay dự kiến. Cái khâu thời tiết này cũng quan trọng nè, thời tiết nắng đẹp thì lý tưởng hơn là thời tiết mưa gió. Vì đa phần các thiết bị quay nếu quay trong điều kiện mưa gió, ẩm ướt dễ dẫn đến hỏng hóc thiết bị…Trừ khi đó là trường hợp đặc biệt thì thôi có thế nào quay thế. Trong tập khác mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm xem thời tiết để đi quay cho các bạn.
Sau khi bố trí được ngày quay, thông báo trước cho nhân vật quay, ít nhất báo trước 2-3 ngày, còn tốt nhất báo trước 1 tuần nhé. Trước ngày quay cũng phải gọi lại 1 lần nữa cho chắc chắn, nhắc nhân vật về những thứ cần chuẩn bị.
Bước 5: Đi sản xuất
Có lẽ cái khâu này thì sẽ không thể nói chi tiết trong bài viết này được, Nga sẽ dành ra nhiều bài viết riêng biệt để chia sẻ về kinh nghiệm đi sản xuất, những sự cố hay gặp phải và cách xử lý.
Có 2 lưu ý nhỏ: thứ nhất là linh hoạt, nếu cảm thấy thực tế không như dự kiến thì phải có phương án thay đổi hướng khai thác đề tài ngay lập tức.
Thứ hai nữa là nên check lại toàn bộ hình ảnh trước khi kết thúc 1 cụm bối cảnh nào đó. Nhưng nhớ là thật tinh tế trong cách hành xử với quay phim nhé! Nhiều quay phim họ rất ghét việc bị check hình ảnh sau khi quay. Nhất là khi bạn lại là một biên tập viên mới, ít kinh nghiệm, còn họ là quay phim lâu năm. Do đó, đoạn này bạn cần nhẹ nhàng, tinh tế và khéo léo. Bạn có thể check bằng cách hỏi lại xem họ đã quay được những gì hoặc đã quay phần nào đó chưa? Nói chung, trong bất cứ tình huống nào, nên cố gắng dung hòa mối quan hệ với quay phim, vì họ chính là người thổi hồn cho tác phẩm của bạn đấy.
Bước 6: Nhập kho dữ liệu và đọc băng
Lưu ý: chia file theo folder bối cảnh sẽ dễ theo dõi và dễ dựng hơn.
Hãy xem lại toàn bộ hình ảnh quay và note lại những hình ảnh có thể sử dụng được. Dựa vào dữ liệu đã quay được và tiến hành viết kịch bản dựng.
Bước 7: Viết kịch bản dựng
Khi viết kịch bản dựng, nhớ ghi file quay, ghi file phỏng vấn, và time code của bài phỏng vấn để kỹ thuật dựng có thể hiểu ý đồ của bạn. Cách ghi phỏng vấn, có thể ghi theo time code hoặc ghi câu thoại.
Bước 8: Bàn giao kịch bản dựng, tiến hành dựng và hoàn thiện phóng sự
Thông thường ở nhiều cơ quan, biên tập sẽ phải ngồi cùng kỹ thuật dựng để chọn cảnh, chọn hình. Nhưng ở đơn vị của Nga làm gần đây thì ngược lại, kỹ thuật dựng sẽ phải dựng thô 1 mình sau đó khi chau chuốt lại Nga sẽ làm. Bởi vì Nga phải care nhiều phóng sự một lúc, ngoài ra còn phải phụ trách tuyển dụng và đào tạo biên tập viên mới, do đó lượng việc rất nhiều.
Cũng có đơn vị thì biên tập sẽ là người dựng thô và cắt phỏng vấn trước, sau đó kỹ thuật dựng sẽ trau chuốt lại và thêm kỹ xảo vào.
Phần hậu kỳ này thường là phần đòi hỏi kỹ năng biên tập cao nhất. Có nhiều khi bạn đi quay về được những file hình “rất chán” hoặc nhân vật “rất nhạt”. Bạn bắt buộc phải tìm cách để biến nó trở nên “hấp dẫn”. Lúc đó đòi hỏi bạn phải vận dụng khả năng tư duy của mình để xử lý nó. Nga đã từng bị stress, mất ăn, mất ngủ vì phải “biên tập hộ” một mớ hỗn độn cho người khác. Nhưng sau đó, thành quả khiến chính Nga cũng ngỡ ngàng. Cảm giác lúc đó, thật tuyệt vời các bạn ạ.
Một lưu ý nữa của khâu hậu kỳ, đó là chọn nhạc và thu lời bình. Tất nhiên, không phải phóng sự truyền hình nào cũng có âm nhạc và lời bình. Điều này tùy thuộc vào nội dung, thông điệp và ý đồ của biên tập.
Chọn được nhạc nền phù hợp với phóng sự cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng, thậm chí mang tính quyết định sự thành công của phóng sự truyền hình. Nga đã từng được xem những phóng sự, hình ảnh rất bình thường, nhưng âm nhạc lại vô cùng tuyệt vời. Nó đã “cứu” phóng sự đó. Bởi bài nhạc đó diễn đạt đúng tâm trạng, thông điệp mà tác giả muốn nhắn nhủ. Do đó, chạm được đến cảm xúc của khán giả.
Về lời bình: có 2 thứ cần quan tâm là nội dung và giọng đọc. Các bạn hãy nhớ, đây là phóng sự truyền hình, không phải “phát thanh khuyến mại hình” nhé! Cho nên lời bình chỉ nên viết cô đọng, xúc tích, bổ sung, bình luận hoặc giải thích cho những gì hình ảnh không thể “nói được”.
Chọn giọng đọc lời bình cũng vô cùng quan trọng, tùy theo nội dung mà chọn giọng đọc phù hợp. Những phóng sự chính luận, điều tra cần giọng đọc đanh thép, mạnh mẽ, chắc chắn. Tuy nhiên, bạn cũng có thể chọn giọng đọc mỉa mai, châm biết cho phóng sự điều tra. Đối với phóng sự về văn hóa, nên chọn giọng đọc mềm mại, truyền cảm và ấm áp…Cái này cần sự nhạy cảm của người biên tập, nên Nga sẽ không thể viết chi tiết trong phạm vi bài viết này được. Các bạn cứ làm đi, rồi sẽ vỡ ra rất nhiều thứ.
Trên đây là các bước để bắt đầu sản xuất một phóng sự truyền hình mà Nga đã áp dụng suốt hàng chục năm vừa qua. Hy vọng rằng có thể phần nào giúp cho những bạn trẻ chưa tiếp xúc với lĩnh vực này có thêm kiến thức để bắt đầu thực hiện giấc mơ của chính mình. Bạn nào có thắc mắc gì cần Nga hỗ trợ, cứ mạnh dạn bình luận dưới bài viết này hoặc gửi mail về cho Nga theo địa chỉ “hocvietcungnga@gmail.com” nhé!
Đây là bản Podcast của bài chia sẻ này, bạn nào lười đọc có thể nghe qua kênh Podcast của Nga nhé!
https://anchor.fm/dashboard/episode/e18b9ns
Đăng ký Khóa học “Học viết cùng Nga – 90 ngày giúp bạn trở thành Master Content”
Thời gian vừa qua, Nga nhận được rất nhiều tin nhắn, email của các bạn gửi về với mong muốn được đào tạo về kỹ năng viết. Vì khối lượng công việc quá bận rộn, Nga chưa thể sắp xếp thời gian được. Tuy nhiên sau rất nhiều ngày suy nghĩ và cố gắng, Nga đã quyết định sẽ mở lớp đào tạo đầu tiên của mình trong tháng tới.
Khóa học này Nga sẽ trực tiếp đứng lớp cùng với cộng sự của mình. Đây sẽ là một khóa đào tạo tổng hợp các kỹ năng của cả biên tập viên truyền hình, biên kịch và content marketing. Chứ không đơn thuần chỉ là 1 lĩnh vực đơn lẻ như các khóa đào tạo khác trên thị trường. Và điều đặc biệt hơn cả, là Nga cùng với cộng sự của mình sẽ đào tạo những kiến thức, kỹ năng để trở thành Leader chứ không chỉ đào tạo về kỹ năng chuyên môn đơn thuần. Để các bạn có thể hiểu được bản chất của tất cả các dạng kịch bản: kịch bản phim doanh nghiệp, phóng sự, kịch bản phim, content… từ đó bạn có tầm nhìn bao quát và vĩ mô hơn so với hiện tại.
Hiện nay hầu hết các khóa đào tạo biên kịch, content đều chỉ dạy bạn cách viết đơn thuần để bạn trở thành 1 nhân viên, trở thành người đi làm thuê, chứ không hề đào tạo về những kỹ năng quản lý, lập kế hoạch, chiến lược tổng quan để có cơ hội làm Leader hoặc làm chủ. Do đó, khóa học này của Nga sẽ là sự tổng hợp của cả chuyên môn và kỹ năng quản lý.
Nội dung đào tạo:
– Đào tạo về Leader content (đào tạo cách xây dựng chiến lược nội dung, hướng dẫn đánh giá năng lực và phân bổ nhân sự phù hợp để đạt kết quả cao, xây dựng chỉ số KPI để đánh giá chiến lược trước- trong và sau khi thực hiện)
– Đào tạo về cách viết các ấn phẩm truyền hình (kịch bản phóng sự truyền hình, bản tin, talkshow, TVC dạng đơn giản) sao cho hay và hấp dẫn
– Đào tạo về content marketing, những kỹ năng cần có để tạo nên một content marketing thu hút (bài quảng cáo, bài chuẩn SEO, bài PR…)
– Đào tạo về biên kịch (hướng dẫn viết kịch bản tiktok, sitcom và phim ngắn dạng đơn giản)
Trong quá trình học, Nga sẽ tổ chức kết nối với các CEO, CMO hoặc các DOP, Quay phim…để các bạn có cơ hội giao lưu, học hỏi.
👉👉Xem chi tiết nội dung khoá học TẠI ĐÂY
Nga vẫn đang trong quá trình gấp rút hoàn thiện giáo trình đào tạo để có thể kịp thời hoàn thiện trong tháng tới. Bạn nào muốn biết chi tiết hơn về khóa học này, vui lòng gửi thư qua Email: hocvietcungnga@gmail.com. hoặc liên hệ với Nga qua Facebook: https://www.facebook.com/hocvietcungnga hoặc Hotline: 0934 497 589
=>>> Xem thêm: Nhiều mẫu kịch bản phóng sự truyền hình TẠI ĐÂY
—————————————————————————
Học viết cùng Nga – để trở thành biên tập viên chuyên nghiệp
Email: hocvietcungnga@gmail.com
Youtube: Học viết cùng Nga
Hiện nay Nga đang có một kho tài liệu rất lớn bao gồm: kịch bản phóng sự truyền hình, kịch bản sitcom, bài PR, kịch bản film truyện….Bạn nào muốn nhận những tài liệu đó để tham khảo, hãy để lại mail dưới bài viết của mình hoặc gửi mail về hòm thư “hocvietcungnga@gmail.com”, các bạn nhé!
cảm ơn những chia sẻ hữu ích của chị Nga.
chị có thể cho em xin tài liệu về kịch bản phóng sự truyền hình để tham khảo được không ạ?
mail em là
damthiduyen567@gmail.com
cảm ơn chị rất nhiều
Okie em, mai chị sẽ chia sẻ tài liệu qua mail cho em nhé!