Có rất nhiều bạn chia sẻ với Nga rằng: viết bài PR rất khó, những người viết được bài PR đều là những người có kỹ năng viết siêu đỉnh. Tuy nhiên trên thực tế, viết bài PR không hề khó và để viết được bài PR bạn cũng không cần kỹ năng viết xuất sắc. Chỉ cần bạn nắm chắc những kiến thức dưới đây là đủ.
Khái niệm bài viết PR
Nga đã có 1 bài chia sẻ về khái niệm vài PR, do đó, cả nhà vào link này để xem khái niệm bài PR nhé. LINK
Chuẩn bị “nguyên liệu” để viết bài PR
Dù viết bất cứ bài viết nào, bạn cũng cần phải có “nguyên liệu”. “Nguyên liệu” càng nhiều, càng chất lượng, càng phong phú thì việc sáng tạo vài viết của bạn càng thuận lợi. “Nguyên liệu” ở đây là gì? Đó chính là toàn bộ thông tin đa chiều, đa dạng về sản phẩm, về thị trường, về đối tượng mục tiêu…Đọc đến đây bạn thấy khá mông lung đúng không, đừng lo, chúng ta sẽ cùng nhau giải quyết từng vấn đề.
Bước 1: Xác định mục đích bài viết PR.
Nga vẫn thường hay nói với các học viên của mình rằng: trước khi bắt đầu viết bài, bạn cần xác định: viết để làm gì? Tức là xác định mục đích của bài PR. Doanh nghiệp hoặc sản phẩm của bạn đang gặp vấn đề gì? Vì sao bạn cần viết bài PR ở giai đoạn này? Bạn kỳ vọng bài PR này sẽ giúp giải quyết vấn đề gì cho bạn. Nga sẽ gợi ý cho bạn một vài trường hợp sau nhé!
- Công ty bạn đang có chương trình khuyến mại, giảm giá hay ra mắt sản phẩm mới. Bạn muốn viết bài PR để push sale.
- Công ty của bạn mới ra mắt thị trường, bạn muốn viết bài PR để tăng độ nhận diện thương hiệu.
- Doanh nghiệp của bạn gặp phải một sự cố truyền thông. Bạn cần viết bài PR để xử lý khủng hoảng truyền thông.
- Sản phẩm của bạn quá mới trên thị trường, người tiêu dùng chưa biết cách sử dụng, chưa biết đến những công dụng tuyệt vời của nó. Vậy thì bạn phải làm gì? Bạn phải educate họ, đúng không nào?
Bước 2: Xác định rõ chủ đề bài PR
Nói đến đây Nga lại muốn hỏi, các bạn có phân biệt được giữa đề tài và chủ đề khác nhau như thế nào không nhỉ?
Chắc cũng sẽ có người lỡ quên. Nga sẽ nhắc lại 1 lần nữa để mọi người nắm rõ hơn nha.
Đề tài: Đề tài là những vấn đề đặt ra trong cuộc sống thực, rất đa dạng và phong phú, không phụ thuộc vào phạm vi giới hạn rộng hay hẹp của vấn đề, sự kiện mà thường mang tính khách quan; ví dụ, đề tài về trẻ em, về giáo dục, về môi trường…
Chủ đề: Chủ đề là vấn đề được lựa chọn để thực hiện tác phẩm và được giới hạn trong một phạm vi nhất định. Ví dụ, đề tài trẻ em nhưng chủ đề đề cập là trẻ em khuyết tật, hoặc chủ đề về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em, hoặc chủ đề bảo vệ môi trường văn hóa học đường…
Do đó, để viết được một bài PR tốt, bạn cần xác định rõ chủ đề.
Mà để xác định được chủ đề, bạn cần phải nắm được đầy đủ thông tin về “sản phẩm” hoặc sự kiện mà bạn định viết.
Bạn viết bài PR cho sản phẩm nào?
Bài viết PR sự kiện khai trương, ra mắt sản phẩm mới, event tri ân khách hàng….
Bài viết PR cá nhân: chủ doanh nghiệp, nhân vật đại diện thương hiệu của doanh nghiệp…
Bài viết PR để so sánh với các sản phẩm khác cùng loại trên thị trường…
…..
Bước 3: Nghiên cứu thông tin về các dạng bài quảng cáo, PR đã viết về nội dung này
Để nghiên cứu nội dung của đối thủ, bạn chỉ cần bám vào các cậu hỏi sau:
- Trên thị trường hiện nay đã có bài PR nào có liên quan?
- Các bài PR đó viết theo chủ đề gì? Thông điệp đã truyền tải là gì?
- Phản hồi của người đọc, của khách hàng về bài PR đó thế nào?
- Các bài PR đó hay chỗ nào, dở chỗ nào?
- Có cách nào tốt hơn để triển khai bài PR này hay không?
Bước 4. Xác định đối tượng truyền thông của bài PR
Đây cũng chính là câu hỏi: Viết cho ai mà Nga hay nói với các học viên của mình. Ở phần này, các bạn cần phân biệt rạch ròi giữa người mua hàng và người sử dụng sản phẩm. Có rất nhiều sản phẩm người sử dụng là A nhưng người mua hàng lại là B. Và đối tượng cần truyền thông là B chứ không phải là A.
Ví dụ: Sản phẩm tập luyện vận động tay cho người bị tai biến nằm một chỗ
Khách hàng: là người thân của những bệnh nhân bị tai biến
Người sử dụng: bệnh nhân bị tai biến
=>> Đối tượng truyền thông ở đây là người thân (con,cháu, vợ chồng…) của bệnh nhân bị tai biến chứ không phải là bệnh nhân bị tai biến.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp người sử dụng là A, người mua hàng là B. Nhưng chúng ta lại truyền thông đến chính người sử dụng là A. Đó là khi người A có một “quyền lực mềm” có thể tác động trực tiếp lên người B để người B thực hiện thao tác mua hàng.
Nga lấy ví dụ về sản phẩm đơn giản như sữa dành cho trẻ em. Trẻ em tuy không có tiền trong tay, không trực tiếp mua hàng. Nhưng lại có “quyền lực mềm” với phụ huynh. Chỉ cần các em thích loại sữa nào, cha mẹ sẽ “phải” mua loại sữa đó dành cho các em. Vậy nên những quảng cáo về sữa cho trẻ em thường rất sinh động, bắt mắt, vui tai, có nhạc dễ thuộc dễ hưởng ứng để thu hút trẻ em.
Tiếp đến, cần xác định xem thói quen, hành vi, nhận thức hiện tại của đối tượng khách hàng này như thế nào? Họ làm gì, họ quan tâm đến chủ đề gì, quan tâm đến những vấn đề muôn thuở nào….? Để từ đó chọn cách tiếp cận và hướng viết phù hợp cho bài PR để đối tượng truyền thông quan tâm.
Bước 5. Chọn thông điệp cốt lõi mà bài PR cần truyền tải
Một bài PR dù viết rất hay, kiến thức hàn lâm rất nhiều, nhưng sau khi đọc xong, chẳng đọng lại trong đầu điều gì. Người đọc không nhận được 1 thông điệp cốt lõi nào, thì đồng nghĩa với việc bạn đã thất bại.
Để chọn được thông điệp đưa vào bài PR thì bạn hãy đặt ngược lại câu hỏi: Sau khi đăng tải bài PR này, bạn muốn đối tượng truyền thông của mình sẽ làm gì?
Câu này cần phải trả lời thật rõ ràng, ngắn gọn
Tôi muốn sau khi đọc bài PR khách hàng của tôi sẽ……………………(điền một hành động cụ thể vào dấu 3 chấm)
Ví dụ:
Tôi muốn sau khi đọc/xem bài PR khách hàng của tôi sẽ tin rằng sản phẩm thực phẩm chức năng ABC có khả năng làm tan cục máu đông trong 30 phút, phòng ngừa biến chứng tai biến hiệu quả.
Bước 6. Phác thảo sơ bộ dàn ý của bài PR
Nhiệm vụ của bạn chính là tổng hợp và chọn lọc thông tin từ 5 bước trên để tạo ra 1 dàn ý sơ bộ cho bài viết. Phần này Nga khuyên bạn nên tạo 1 bảng tổng hợp các thông tin trên để nhìn cho dễ.
Cách để viết dàn ý cho bài PR cũng không khó lắm. Chỉ cần hiểu đơn giản như thế này nhé.
Chủ đề của bài viết là tiêu đề của bài viết. Bạn hãy dùng chính chủ đề đã xác định để tạo ra 1 tiêu đề hấp dẫn. Lưu ý: tiêu đề chỉ nên dưới 12 từ trở xuống nhé.
Sau khi có tiêu đề/chủ đề bài viết, hãy gạch ra khoảng 5 ý để phân tích, chứng minh nhận định của tiêu đề/chủ đề là đúng.
Đây chính là cách giải nghĩa đơn giản nhất để các bạn có thể triển khai được bài PR dễ dàng hơn.
Bước 7. Viết bài chi tiết
Sau khi đã có dàn ý bài viết, bạn đã có “xương sống” của bài rồi, hãy “đắp da thịt” cho nó.
Ngoài ra, Nga có tham khảo được 1 nội dung này cũng khá thú vị, bạn có thể áp dụng thử xem. Đó chính là 3 công thức cốt lõi để viết bài PR cho doanh nghiệp.
Công thức viết bài PR 01: Công thức 3S
1. STAR (Ngôi sao):
Đây chính là nhân vật chính, người anh hùng, là trọng tâm câu chuyện của bạn. Nhân vật này có thể chính là độc giả, một người tiêu dùng mà bạn muốn đánh động mối quan tâm. Nhân vật chính cũng có thể là công ty của bạn, thậm chí là sản phẩm của bạn, để từ đó bạn kể nên câu chuyện thăng trầm về quá trình làm ra sản phẩm nhằm chia sẻ những giá trị tốt nhất cho khách hàng chẳng hạn.
2. STORY (Câu chuyện):
Miêu tả những vấn đề mà Ngôi sao – tức nhân vật chính – phải đối mặt, những thăng trầm, niềm vui cũng như khó khăn thử thách mà Ngôi sao phải trải qua, từ đó rút ra những gì mà Ngôi sao cần hoặc phải làm để thay đổi hoàn cảnh hiện tại hoặc để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
3. SOLUTION (Giải pháp):
Tiết lộ giải pháp hoặc hành động mà Ngôi sao cần làm để thoát khỏi tình cảnh khó khăn hoặc để gặt hái thành công vá hạnh phúc, dựa trên diễn biến câu chuyện mà bạn đã xây dựng.
Bài PR minh họa cho công thức này: Link
Công thức viết bài PR 02: Công thức PAS
- Problem: Bạn hãy trình bày VẤN ĐỀ mà người tiêu dùng đang gặp phải. Cái này chính là “nỗi đau” của khách hàng mà hầu hết các thầy bà trên mạng xã hội hay nhắc đến đây nè.
- Agitate: Sau đó bạn TRIỂN KHAI vấn đề và KHUẤY ĐỘNG tâm trí người đọc, DIỄN GIẢI cho họ biết vấn đề đó đã, đang và sẽ khiến cho cuộc sống của họ trở nên bất tiện hoặc khó khăn như thế nào. Đại khái là khiến cho họ gia tăng sự “hoang mang, lo lắng”. (Đây là một thực tế tuy hơi phũ nhưng nó là sự thật mà bạn cần phải nhìn nhận. Bạn xác định viết bài PR cho doanh nghiệp, bạn bắt buộc phải làm thế)
- Solve: Giải quyết vấn đề. Hãy hoàn thành bài viết PR bằng cách đưa ra GIẢI PHÁP cho vấn đề đau đầu của người tiêu dùng, khéo léo lồng ghép lợi ích sản phẩm vào đó, và đừng quên những thông tin quan trọng khác của một kết bài PR như thông tin của doanh nghiệp bạn, triết lý, tầm nhìn và sứ mệnh của công ty.
Bài PR minh họa cho công thức này: Link
Cấu trúc thứ 3: bài viết PR cấu trúc Strings (lối viết liệt kê – tổng hợp)
Công thức Strings là một trong những công thức phổ biến hiện nay, với lối viết liệt kê và tổng hợp giúp cho đối tượng đọc bài PR có được thông tin hữu ích nhất về sản phẩm hay công ty bạn. Lối viết của bài Strings thường nhẹ nhàng, không mang tính ép buộc. Trong bài viết sẽ link hoạt chèn yếu tố PR vào đó. Dạng bài phổ biến nhất là: Top 5 nhà hàng nổi tiếng nhất Hà Nội, Điểm danh các dòng smartphone hiện đại nhất 2023….
Các bài PR minh họa cho công thức này: Link
Bài tập thực hành viết bài PR
Bước 1: Hãy đọc kỹ 5 bài PR dưới đây
Bước 2: Phân tích và nhóm các bài PR này viết theo công thức nào trong 3 công thức trên.
Nếu làm bài tập này đúng. Level của bạn đã lên 1 nấc thang mới so với trước khi đọc.
Bài 01: https://spartabeerclub.vn/top-10-cac-nha-hang-ngon-o-ha-noi-dong-khach-nhat-A.html
Bài 02: https://vnexpress.net/nam-sinh-gen-z-hoc-lap-trinh-nhung-iot-de-tang-co-hoi-viec-lam-4657696.html
Bài 03: https://vnexpress.net/doanh-nghiep-tim-giai-phap-nang-cao-chat-luong-nguon-nhan-luc-4658424.html
Bài 05: https://dantri.com.vn/kinh-doanh/aqua-viet-nam-tang-tivi-phuc-vu-viec-tiep-dan-20231005092115610.htm
Đăng ký Khóa học “Học viết cùng Nga – 90 ngày giúp bạn trở thành Master Content”
Thời gian vừa qua, Nga nhận được rất nhiều tin nhắn, email của các bạn gửi về với mong muốn được đào tạo về kỹ năng viết. Vì khối lượng công việc quá bận rộn, Nga chưa thể sắp xếp thời gian được. Tuy nhiên sau rất nhiều ngày suy nghĩ và cố gắng, Nga đã quyết định sẽ mở lớp đào tạo đầu tiên của mình trong tháng tới.
Khóa học này Nga sẽ trực tiếp đứng lớp cùng với cộng sự của mình. Đây sẽ là một khóa đào tạo tổng hợp các kỹ năng của cả biên tập viên truyền hình, biên kịch và content marketing. Chứ không đơn thuần chỉ là 1 lĩnh vực đơn lẻ như các khóa đào tạo khác trên thị trường. Và điều đặc biệt hơn cả, là Nga cùng với cộng sự của mình sẽ đào tạo những kiến thức, kỹ năng để trở thành Leader chứ không chỉ đào tạo về kỹ năng chuyên môn đơn thuần. Để các bạn có thể hiểu được bản chất của tất cả các dạng kịch bản: kịch bản sitcom, phóng sự, kịch bản phim, content… từ đó bạn có tầm nhìn bao quát và vĩ mô hơn so với hiện tại.
Hiện nay hầu hết các khóa đào tạo biên kịch, content đều chỉ dạy bạn cách viết đơn thuần để bạn trở thành 1 nhân viên, trở thành người đi làm thuê, chứ không hề đào tạo về những kỹ năng quản lý, lập kế hoạch, chiến lược tổng quan để có cơ hội làm Leader hoặc làm chủ. Do đó, khóa học này của Nga sẽ là sự tổng hợp của cả chuyên môn và kỹ năng quản lý.
Nội dung đào tạo:
– Đào tạo về Leader content (đào tạo cách xây dựng chiến lược nội dung, hướng dẫn đánh giá năng lực và phân bổ nhân sự phù hợp để đạt kết quả cao, xây dựng chỉ số KPI để đánh giá chiến lược trước- trong và sau khi thực hiện)
– Đào tạo về cách viết các ấn phẩm truyền hình (kịch bản phóng sự truyền hình, bản tin, talkshow, TVC dạng đơn giản) sao cho hay và hấp dẫn
– Đào tạo về content marketing, những kỹ năng cần có để tạo nên một content marketing thu hút (bài quảng cáo, bài chuẩn SEO, bài PR…)
– Đào tạo về biên kịch (hướng dẫn viết kịch bản tiktok, sitcom và phim ngắn dạng đơn giản)
Trong quá trình học, Nga sẽ tổ chức kết nối với các CEO, CMO hoặc các DOP, Quay phim…để các bạn có cơ hội giao lưu, học hỏi.
Bạn nào muốn biết chi tiết hơn về khóa học này, vui lòng gửi thư qua Email: hocvietcungnga@gmail.com. hoặc liên hệ với Nga qua Facebook: https://www.facebook.com/hocvietcungnga hoặc Hotline: 0934 497 589
=>>> Xem thêm: Nhiều mẫu kịch bản phóng sự truyền hình TẠI ĐÂY
—————————————————————————
Học viết cùng Nga – để trở thành biên tập viên chuyên nghiệp
Email: hocvietcungnga@gmail.com
Youtube: Học viết cùng Nga
Website: hocvietcungnga.com