Trước khi bắt đầu vào chi tiết cách viết kịch bản phóng sự truyền hình sao cho hấp dẫn. Chúng ta sẽ cùng Học viết cùng Nga tìm hiểu một chút về khái niệm phóng sự truyền hình là gì?
Bỏ qua tất cả những khái niệm trên internet, Học viết cùng Nga sẽ định nghĩa bằng kinh nghiệm của chính mình.
Khái niệm phóng sự truyền hình: Phóng sự truyền hình là một thể loại của báo chí truyền hình. Nó phản ánh chi tiết về một vấn đề, sự kiện mà xã hội quan tâm. Ở đó, nó sẽ trả lời cho tất cả các câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Vì sao? Như thế nào? Nội dung của nó rất chú trọng vào 2 câu hỏi: Vì sao và Như thế nào. Trong nội dung của phóng sự, sẽ phản ánh góc nhìn đa chiều của một vấn đề. Khi xem xong phóng sự truyền hình, người xem chắc chắn phải có một thái độ cụ thể về mặt cảm xúc với vấn đề được nêu ra (yêu, thích, tin tưởng, vui, buồn, xúc động, căm phẫn, ghét, bức xúc….)
Thời lượng kịch bản phóng sự truyền hình: Thông thường dài từ 3-6 phút là phổ biến. Tuy nhiên, vẫn có những phóng sự ngắn 1p30s – 2p30s và có những phóng sự dài 7 – 15 phút
Phân loại phóng sự truyền hình
Hiện nay, dựa trên nội dung của các loại phóng sự truyền hình, Nga tạm chia nó thành 4 thể loại: phóng sự sự kiện, phóng sự nhân vật (chân dung), phóng sự vấn đề, phóng sự điều tra.
Có một thể loại nữa mà nhiều người gọi là phóng sự tài liệu. Nhưng riêng Nga thì Nga không tính thể loại này, bởi trên thực tế họ gọi là phóng sự tài liệu chỉ bởi vì thời lượng của nó dài hơn phóng sự truyền hình thông thường. Còn nội dung của nó, vẫn chỉ nằm trong 4 thể loại Nga vừa nêu trên. Do đó, Nga sẽ không tính nó là một thể loại của phóng sự.
Phóng sự sự kiện: là phóng sự phản ánh một sự kiện khi nó đang xảy ra hoặc nó đã kết thúc. Nội dung của loại phóng sự này là những sự kiện đang thu hút sự chú ý của cộng đồng. Ví dụ như gần đây là sự việc bắt tạm giam CEO Nguyễn Phương Hằng là một sự kiện đang thu hút sự chú ý của cộng đồng, hoặc các sự kiện âm nhạc, giải trí…Đều được tính là phóng sự sự kiện.
Vì đặc tính là phản ánh các sự kiện, nên yêu cầu của phóng sự sự kiện là độ nóng hổi, tính thời sự được ưu tiên hàng đầu. Ekip thực hiện phải có mặt tại hiện trường ngay khi sự kiện xảy ra. Và khâu hậu kỳ cũng sẽ phải diễn ra nhanh chóng để đảm bảo cung cấp thông tin mới nhất, kịp thời nhất đến khán giả.
Phóng sự vấn đề: Phản ánh những vấn đề được xã hội quan tâm: kinh tế, giá cả thị trường như xăng dầu, thực phẩm, môi trường, giáo dục, an toàn thực phẩm, dịch bệnh…Trong phóng sự vấn đề, thường phản ánh những bức xúc của dư luận, do đó nội dung của nó phải đưa ra được nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề. Ví dụ về phóng sự vấn đề:
Phóng sự nhân vật (chân dung): Đây là dạng phóng sự tập trung vào khắc họa hình ảnh của một con người hoặc 1 nhóm người có những đặc điểm chung giống nhau. Qua phóng sự chân dung, nhân vật sẽ hiện lên toàn bộ tính cách, suy nghĩ, lối sống với những vị trí vai trò khác nhau trong xã hội. Đa phần đây là dạng gương người tốt việc tốt. Mục đích của phóng sự này thường có ý nghĩa truyền cảm hứng và tôn vinh.
Phóng sự điều tra: Đây là phóng sự phản ánh một cách chân thực, khách quan về các mâu thuẫn, mặt trái của các vấn đề trong xã hội. Đặc điểm của phóng sự điều tra là bắt đầu từ một kết quả xấu hoặc tốt, phóng viên sẽ phải thâm nhập thực tế để có các nguồn thông tin đa chiều. Đây là dạng phóng sự có sức hấp dẫn cực lớn đối với các phóng viên, nhà báo. Bởi nó phát huy toàn bộ kỹ năng của một người làm báo. Từ khả năng phân tích, tư duy nhạy bén, ngôn từ sắc sảo đến các kỹ năng khai thác thông tin đều được phát huy tối đa trong phóng sự điều tra
Ngôn ngữ của các thể loại kịch bản phóng sự truyền hình
Đối với 4 dạng phóng sự trên, tất cả đều phải sử dụng ngôn ngữ báo chí truyền hình. Tuy nhiên, đối với mỗi dạng phóng sự lại có phong cách ngôn ngữ khác nhau.
Phóng sự sự kiện:
Trong kịch bản phóng sự sự kiện, ngôn ngữ nên ngắn gọn, xúc tích, mang hơi hướng chính luận, nghiêm túc giống kiểu bản tin.
Phóng sự vấn đề:
Tùy theo nội dụng phản ánh mà lựa chọn ngôn ngữ phù hợp. Đối với dạng phóng sự phản ánh mặt trái, có thể sử dụng ngôn ngữ châm biếm, đả kích để kịch bản trở nên thu hút hơn. Nếu các bạn xem các chương trình Điểm Tuần của VTV24 thì sẽ thấy họ rất hay sử dụng ngôn ngữ trào phúng, đả kích, châm biếm. Sử dụng ngôn ngữ dạng này sẽ giúp người xem không cảm thấy nhàm chán, nặng nề mà vẫn nắm được thông tin một cách đầy đủ.
Phóng sự chân dung (nhân vật):
Đối với dạng kịch bản phóng sự truyền hình về nhân vật, đa phần là gương người tốt việc tốt, do đó, bạn có thể sử dụng ngôn ngữ văn hoa, bay bổng để tăng cảm xúc cho tác phẩm. Nhưng tuyệt đối không sử dụng những ngôn từ sáo rỗng. Gợi ý nhỏ là các bạn có thể dùng các thủ pháp ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa…trong câu từ để đạt hiệu quả tốt hơn. Ví dụ như phóng sự chân dung về vị bác sĩ này trong chương trình Việc tử tế – VTV24 đã sử dụng thủ pháp ẩn dụ khi gọi những trẻ em khuyết tật là “vầng trăng khuyết”. Rõ ràng giữa cách gọi “người mẹ của trẻ em khuyết tật” và “người mẹ của những vầng trăng khuyết” thì cách gọi ẩn dụ mang lại cảm xúc và hiệu ứng tốt hơn hẳn!
Phóng sự điều tra:
Ngôn từ đanh thép, chắc chắn, hùng hồn. Có thể pha chút châm biếm, đả kích để giảm bớt độ căng thẳng của dạng phóng sự này!
Tips để viết kịch bản phóng sự truyền hình hấp dẫn
Kịch bản phóng sự truyền hình dạng sự kiện
Đây là dạng phóng sự dễ viết nhất. Bởi tính chất của nó không cần đưa ra quá nhiều những phân tích, ý kiến, nhận định. Gần như bạn chỉ cần phản ánh vấn đề nhanh chóng, chính xác, kịp thời là đã đủ.
Cấu trúc kịch bản phóng sự sự kiện:
- Đề cập vấn đề: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào?
- Thông tin bên lề sự kiện: Sự kiện diễn ra như thế nào? Mục đích của sự kiện là gì?
- Phản ứng, thái độ của người có liên quan đến sự kiện như thế nào?
Nếu bạn không đáp ứng được tiêu chí sớm nhất, nhanh nhất, chính xác nhất, thì bạn bắt buộc phải đáp ứng được tiêu chí “khác biệt nhất”. Tức là giả dụ, cùng là đưa tin về sự kiện “Tổng thống Nga yêu cầu các nước mua khí đốt thanh toán bằng đồng Rúp”. Mỗi cơ quan báo chí lại khai thác một góc độ khác nhau của vấn đề. VTV24 thì đưa tin như dưới video dưới đây:
Nhưng đài Truyền hình kỹ thuật số VTC thì lại đưa tin ở góc độ khác:
Kịch bản truyền hình: Phóng sự chân dung
Cấu trúc của kịch bản phóng sự chân dung:
- Giới thiệu nhân vật: tên tuổi, địa chỉ
- Thành tích, ưu điểm của nhân vật
- Phỏng vấn ý kiến của những người có liên quan
- Thông điệp, bài học của nhân vật dành cho khán giả
Trong phóng sự chân dung, thường có đến 30 – 50% là phỏng vấn. Trong đó bao gồm: phỏng vấn nhân vật chính, phỏng vấn những người có liên quan (người thân, bạn bè, đồng nghiệp, đối tác, người được giúp đỡ…) Do đó, để có được 1 phóng sự chân dung hay, bạn nên tìm cách trò chuyện sao cho các nhân vật trả lời chân thành, gần gũi và tự nhiên, thì độ tin cậy sẽ cao hơn.
Về cách mở đầu kịch bản phóng sự truyền hình dạng chân dung, Nga hay sử dụng thủ pháp đối lập để làm nổi bật nhân vật của mình. Dưới đây là hình ảnh một kịch bản mà Nga đã sử dụng sự đối lập để làm nổi bật giá trị nhân văn của nhân vật chính.
Trong phần mở đầu kịch bản, Nga đã đề cập đến thực trạng của xã hội, khiến nhiều người mất niềm tin vào ngành y. Nhưng việc làm của vị thầy thuốc này lại khiến người ta có niềm hy vọng vào 2 chữ y đức. Khi sử dụng sự so sánh tương phản như thế này, tính cách của nhân vật sẽ được tôn vinh nhiều hơn.
Lưu ý: Trong suốt những năm làm truyền thông, Nga nhận thấy rằng tất cả các phóng sự chân dung có âm nhạc phù hợp sẽ đạt hiệu ứng lan tỏa tốt hơn. Do đó, lời khuyên của Nga dành cho các bạn là nên sử dụng âm nhạc trong phóng sự chân dung. Hãy lựa chọn một bản nhạc, một ca khúc phù hợp để người xem cảm nhận được trọn vẹn cảm xúc mà bạn muốn truyền đạt.
Phóng sự điều tra:
Đa phần chúng ta không thể viết kịch bản phóng sự truyền hình dạng điều tra một cách chi tiết. Bởi vấn đề thường chưa được xác minh, chưa đủ dữ liệu thì mới cần làm phóng sự điều tra. Thường thì sau khi thu thập đủ thông tin, hình ảnh cần thiết, mới bắt tay vào viết kịch bản phóng sự.
Đa phần các phóng sự điều tra đều được ghi hình không công khai. Hiện nay có khá nhiều phương tiện hỗ trợ cho quá trình “quay lén” như bút camera, camera quay lén…Và một phương tiện mà Nga thấy các bạn phóng viên trẻ hiện nay rất hay dùng chính là điện thoại. Họ cài phần mềm quay lén để không bị phát hiện. Mấy bạn phóng viên kiểu này hay cầm chiếc điện thoại trong khi trò chuyện theo kiểu vô thức, rồi giơ qua giơ lại chính là lúc họ đang tác nghiệp. Ưu điểm của phần mềm quay lén là nó không hiển thị ra bên ngoài màn hình điện thoại của bạn. Dù đang quay nhưng màn hình vẫn đen thui như khi khóa màn hình. Do đó, ít bị phát hiện hơn.
Tuy nhiên, bản thân Nga đã gặp 1 bạn được cài cắm vào để quay lén chương trình truyền thông của mình. Chỉ mất khoảng 30s để phát hiện hành động này của bạn ấy. Bởi việc cầm điện thoại giơ qua giơ lại giả vờ như vô thức của bạn ấy quá lộ liễu. Thứ hai là thái độ của bạn ấy quá “vồ vập” với chương trình của mình. Cứ nói đến cái gì, bạn ấy cũng tỏ ra hào hứng, nhưng lại vô thức phát ngôn những câu không ăn nhập. Điều đó chứng tỏ não bộ của bạn ấy đang căng thẳng và bị cuống. Khi mình hỏi ngược lại: Bạn đang quay lén đấy à? Bạn ấy bắt đầu cuống, nói năng lộn xộn.
Nga kể câu chuyện trên để các bạn lưu ý, nếu đã xác định phải quay lén để thực hiện quá trình điều tra. Thì hãy tập cho mình cách để xử lý tình huống thật tốt. Nếu bị phát hiện, bạn sẽ mất rất nhiều thứ đấy. Thậm chí có thể là “tính mạng”!
Kịch bản phóng sự truyền hình dạng điều tra thường gồm có cấu trúc sau:
- Đề cập vấn đề
- Phỏng vấn nhóm người bị thiệt hại
- Phỏng vấn người hoặc nhóm người gây ra vấn đề
- Phỏng vấn ý kiến của cơ quan chức năng
- Đề xuất giải pháp
Thông thường, phóng sự điều tra sẽ được chia thành nhiều kỳ. Trong đó kỳ đầu tiên sẽ tập trung vào đề cập vấn đề. Làm nổi bật những mâu thuẫn và mặt trái của vấn đề. Có thể sử dụng thêm cả ý kiến phỏng vấn nhóm người bị thiệt hại hoặc không.
Sang đến những kỳ sau, sẽ tiếp tục đào sâu vấn đề, phân tích cách thức và chiêu trò của nhóm đối tượng gây ra vấn đề. Đẩy vấn đề lên cao trào bằng phỏng vấn người bị thiệt hại.
Giải pháp: Đối với phóng sự điều tra, đa phần là những sai phạm. Do đó, để đảm bảo tính khách quan và chính xác, phóng viên bắt buộc phải xin ý kiến phỏng vấn của những người có thẩm quyền hoặc chuyên môn: phỏng vấn ý kiến cơ quan chức năng, chuyên gia, luật sư….Phóng viên không được phép tự đưa ra phán quyết hoặc đánh giá chủ quan về lỗi vi phạm của đối tượng gây ra vấn đề. Nếu không xin được ý kiến phỏng vấn của người có thẩm quyền hoặc chuyên môn, có thể trích dẫn nội dung văn bản đã phát hành (Hiến pháp, Bộ luật, Nghị định…) để kết luận. Tuyệt đối, không được đưa ra ý kiến chủ quan để giải quyết vấn đề!
Phóng sự vấn đề
Đối với phóng sự vấn đề: mục đích chính của nó là định hướng xã hội, giúp hình thành và xây dựng một xã hội tốt đẹp, văn minh theo thể chế chính trị. Do đó, kịch bản phóng sự truyền hình dạng vấn đề sẽ bao gồm:
- Nêu vấn đề
- Phân tích vấn đề (nguyên nhân, thực trạng, xu hướng)
- Giải pháp
Muốn có phóng sự vấn đề hay, bạn nên chọn những đề tài được nhiều người quan tâm, hoặc đang gây xôn xao dư luận tại thời điểm đó. Giả dụ như trong phóng sự trên, nội dung phóng sự đề cập đến tình trạng rối loạn sức khỏe tâm thần ở trẻ vị thành niên. Nguyên nhân có phóng sự trên là bởi sự kiện “em học sinh lớp 11 nhảy lầu tự tử ngay trước mắt cha mình vì không chịu nổi áp lực học hành”. Sự kiện này đã gây sock cho toàn xã hội. Và tại thời điểm này, nó đang gây xôn xao dư luận, đang nhận được sự quan tâm của hầu hết. Do đó, đây là một đề tài phù hợp ở thời điểm này!
Đăng ký Khóa học “Học viết cùng Nga – 90 ngày giúp bạn trở thành Master Content”
Thời gian vừa qua, Nga nhận được rất nhiều tin nhắn, email của các bạn gửi về với mong muốn được đào tạo về kỹ năng viết. Vì khối lượng công việc quá bận rộn, Nga chưa thể sắp xếp thời gian được. Tuy nhiên sau rất nhiều ngày suy nghĩ và cố gắng, Nga đã quyết định sẽ mở lớp đào tạo đầu tiên của mình trong tháng tới.
Khóa học này Nga sẽ trực tiếp đứng lớp cùng với cộng sự của mình. Đây sẽ là một khóa đào tạo tổng hợp các kỹ năng của cả biên tập viên truyền hình, biên kịch và content marketing. Chứ không đơn thuần chỉ là 1 lĩnh vực đơn lẻ như các khóa đào tạo khác trên thị trường. Và điều đặc biệt hơn cả, là Nga cùng với cộng sự của mình sẽ đào tạo những kiến thức, kỹ năng để trở thành Leader chứ không chỉ đào tạo về kỹ năng chuyên môn đơn thuần. Để các bạn có thể hiểu được bản chất của tất cả các dạng kịch bản: kịch bản phim doanh nghiệp, phóng sự, kịch bản phim, content… từ đó bạn có tầm nhìn bao quát và vĩ mô hơn so với hiện tại.
Hiện nay hầu hết các khóa đào tạo biên kịch, content đều chỉ dạy bạn cách viết đơn thuần để bạn trở thành 1 nhân viên, trở thành người đi làm thuê, chứ không hề đào tạo về những kỹ năng quản lý, lập kế hoạch, chiến lược tổng quan để có cơ hội làm Leader hoặc làm chủ. Do đó, khóa học này của Nga sẽ là sự tổng hợp của cả chuyên môn và kỹ năng quản lý.
Nội dung đào tạo:
– Đào tạo về Leader content (đào tạo cách xây dựng chiến lược nội dung, hướng dẫn đánh giá năng lực và phân bổ nhân sự phù hợp để đạt kết quả cao, xây dựng chỉ số KPI để đánh giá chiến lược trước- trong và sau khi thực hiện)
– Đào tạo về cách viết các ấn phẩm truyền hình (kịch bản phóng sự truyền hình, bản tin, talkshow, TVC dạng đơn giản) sao cho hay và hấp dẫn
– Đào tạo về content marketing, những kỹ năng cần có để tạo nên một content marketing thu hút (bài quảng cáo, bài chuẩn SEO, bài PR…)
– Đào tạo về biên kịch (hướng dẫn viết kịch bản tiktok, sitcom và phim ngắn dạng đơn giản)
Trong quá trình học, Nga sẽ tổ chức kết nối với các CEO, CMO hoặc các DOP, Quay phim…để các bạn có cơ hội giao lưu, học hỏi.
👉👉Xem chi tiết nội dung khoá học TẠI ĐÂY
Nga vẫn đang trong quá trình gấp rút hoàn thiện giáo trình đào tạo để có thể kịp thời hoàn thiện trong tháng tới. Bạn nào muốn biết chi tiết hơn về khóa học này, vui lòng gửi thư qua Email: hocvietcungnga@gmail.com. hoặc liên hệ với Nga qua Facebook: https://www.facebook.com/hocvietcungnga hoặc Hotline: 0934 497 589
=>>> Xem thêm: Nhiều mẫu kịch bản phóng sự truyền hình TẠI ĐÂY
—————————————————————————
Học viết cùng Nga – để trở thành biên tập viên chuyên nghiệp
Email: hocvietcungnga@gmail.com
Youtube: Học viết cùng Nga
Website: hocvietcungnga.com