Làm sao để viết kịch bản phỏng vấn truyền hình hay, hấp dẫn là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. Đặc biệt là những bạn trẻ mới chập chững bước chân vào nghề biên tập viên. Hoặc các bạn sinh viên đang theo học tại các trường báo chí. Trong bài viết này, Học viết cùng Nga sẽ chia sẻ với các bạn cách viết kịch bản phóng sự truyền hình!
Kịch bản phỏng vấn truyền hình là gì?
Kịch bản phỏng vấn truyền hình hay còn gọi là tọa đàm, talkshow, chatshow; là một dạng kịch bản khá phổ biến. Với tính chất của chương trình đơn thuần là HỎI – ĐÁP, kịch bản của phỏng vấn truyền hình thường khá dễ viết. Bởi biên tập viên chỉ cần viết ra câu hỏi, còn khách mời sẽ có nhiệm vụ trả lời những câu hỏi đó.
Trước kia, hình thức phỏng vấn truyền hình thường áp dụng cho các chương trình về sức khỏe, luật pháp, giao lưu, tuyển sinh. Ngày nay, hình thức phỏng vấn truyền hình về cơ bản vẫn là dạng HỎI – ĐÁP, nhưng đã có thay đổi về chủ đề, hình thức thể hiện để trở nên hấp dẫn hơn.
Các bước để bắt đầu viết kịch bản phỏng vấn truyền hình
Bước 1: Xác định chủ đề kịch bản phỏng vấn truyền hình
Để bắt đầu viết kịch bản phỏng vấn dành cho truyền hình, bạn cần xác định chủ đề của kịch bản. Chủ đề giống như sợi chỉ đỏ xuyên suốt nội dung cuộc phỏng vấn. Nó sẽ giúp bạn không đi chệch hướng, không bị lan man trong quá trình trò chuyện.
Bước 2: Gạch ra những câu hỏi xoay quanh, bám sát chủ đề chính
Sau khi xác định được chủ đề, bạn hãy gạch ra tất cả những câu hỏi có thể. Nhưng nhớ là phải bám sát chủ đề chính, không được đi chệch hướng! Các bạn có thể viết thoải mái, càng nhiều câu hỏi càng tốt. Nhưng nhớ đừng đặt câu hỏi bị trùng ý nhé!
Ví dụ 1: Ví dụ như dạng câu hỏi về sức khỏe hoặc vấn đề, thường sẽ có câu hỏi về
- Khái niệm
- Thực trạng, mức độ phổ biến hoặc vai trò
- Nguyên nhân
- Biểu hiện
- Cách xử lý
Ví dụ 2: Đối với dạng câu hỏi trò chuyện, giao lưu thường sẽ có câu hỏi về
- Thời điểm bắt đầu
- Nguyên nhân
- Mục đích, động cơ
- Diễn biến
- Kết quả
- Thông điệp
Bước 3: Xác định thời lượng cuộc phỏng vấn truyền hình
Bạn cần xác định thời lượng của chương trình phỏng vấn của bạn là bao lâu? Điều này tùy thuộc vào 2 yếu tố. Đó là quy định phát sóng của chương trình. Nếu bạn thực hiện phỏng vấn cho các Đài truyền hình. Bạn chắc chắn phải tuân thủ thời lượng phát sóng của chương trình. Không được lấn sóng của chương trình khác. Do đó, cần căn ke kỹ về phần thời lượng. Còn nếu bạn chỉ phát trên các nền tảng xã hội, thì bạn có thể thoải mái viết kịch bản phỏng vấn, miễn sao đảm bảo truyền tải đủ thông tin cần thiết.
Bước 4: Chọn lựa, sắp xếp câu hỏi, nội dung kịch bản phỏng vấn truyền hình
Dựa theo thời lượng cho phép, bạn sẽ phải lựa chọn câu hỏi trong số những câu hỏi bạn đã gạch ra ở Bước 2. Lưu ý, câu hỏi cần phải có sự hỗ trợ, tương thích với nhau theo trình tự diễn biến câu chuyện. Không nên tự ý sắp xếp lộn xộn.
Bước 5: Ráp nối kịch bản phỏng vấn truyền hình
Tùy theo mục đích của chương trình phỏng vấn, biên tập viên sẽ ráp nối kịch bản hoặc biến tấu nội dung kịch bản phỏng vấn truyền hình sao cho phù hợp. Ví dụ như trong toàn bộ chương trình có phóng sự linh kiện hay không? Phóng sự linh kiện xuất hiện ở khoảng thời gian nào? Hoặc có thể thay thế bằng các tình huống ngay tại trường quay hoặc tình huống quay sẵn để phát sóng, nhằm tăng độ hấp dẫn cho chương trình
>>> Xem thêm: Tôi đã kiếm tiền online như thế nào?
Bước 6: Hoàn thiện kịch bản chương trình phỏng vấn truyền hình
Sau khi sắp xếp, ráp nối xong toàn bộ các nội dung của kịch bản phỏng vấn truyền hình, bạn sẽ viết lời dẫn đầu và kết của MC. Bên cạnh đó, bạn cũng nên biên tập lại toàn bộ câu hỏi sao cho logic và chính xác. Khi đã chắc chắn không có sai sót ở đâu thì bạn có thể tổ chức để thực hiện ghi hình được rồi đấy!
Nga làm MC trong buổi toạ đàm do Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ thành phố Hà Nội tổ chức
Cấu trúc một kịch bản phỏng vấn truyền hình
Thông thường, kịch bản phỏng vấn truyền hình sẽ có 1 số dạng cấu trúc sau:
Cấu trúc kịch bản phỏng vấn truyền hình số 01
- MC dẫn mở đầu
- Phóng sự linh kiện, tình huống
- Giới thiệu khách mời
- Hỏi – đáp
- MC dẫn kết
Cấu trúc kịch bản phỏng vấn truyền hình số 02:
- Phóng sự linh kiện, tình huống
- MC dẫn mở đầu
- Giới thiệu khách mời
- Hỏi – Đáp
- Phóng sự linh kiện, tình huống
- Hỏi – đáp
- Mc dẫn kết
Cấu trúc kịch bản phỏng vấn truyền hình số 03:
- Mc dẫn mở đầu
- Giới thiệu khách mời
- Hỏi – đáp
- Mc dẫn kết
Cấu trúc kịch bản phỏng vấn truyền hình số 04
- MC dẫn mở đầu
- Giới thiệu khách mời
- Phóng sự linh kiện
- Hỏi – đáp
- MC dẫn kết
Nói chung thì đây là những dạng cấu trúc phổ biến, thường gặp trong kịch bản phỏng vấn truyền hình. Các bạn có thể ứng biến tùy theo nhu cầu của chương trình và nội dung bạn muốn truyền tải. Quan trọng là nằm ở tư duy của biên tập, chứ không hề cố định phải theo đúng cấu trúc. Miễn sao nó logic và hấp dẫn là được
Đăng ký Khóa học “Học viết cùng Nga – 90 ngày giúp bạn trở thành Master Content”
Thời gian vừa qua, Nga nhận được rất nhiều tin nhắn, email của các bạn gửi về với mong muốn được đào tạo về kỹ năng viết. Vì khối lượng công việc quá bận rộn, Nga chưa thể sắp xếp thời gian được. Tuy nhiên sau rất nhiều ngày suy nghĩ và cố gắng, Nga đã quyết định sẽ mở lớp đào tạo đầu tiên của mình trong tháng tới.
Khóa học này Nga sẽ trực tiếp đứng lớp cùng với cộng sự của mình. Đây sẽ là một khóa đào tạo tổng hợp các kỹ năng của cả biên tập viên truyền hình, biên kịch và content marketing. Chứ không đơn thuần chỉ là 1 lĩnh vực đơn lẻ như các khóa đào tạo khác trên thị trường. Và điều đặc biệt hơn cả, là Nga cùng với cộng sự của mình sẽ đào tạo những kiến thức, kỹ năng để trở thành Leader chứ không chỉ đào tạo về kỹ năng chuyên môn đơn thuần. Để các bạn có thể hiểu được bản chất của tất cả các dạng kịch bản: kịch bản phim doanh nghiệp, phóng sự, kịch bản phim, content… từ đó bạn có tầm nhìn bao quát và vĩ mô hơn so với hiện tại.
Hiện nay hầu hết các khóa đào tạo biên kịch, content đều chỉ dạy bạn cách viết đơn thuần để bạn trở thành 1 nhân viên, trở thành người đi làm thuê, chứ không hề đào tạo về những kỹ năng quản lý, lập kế hoạch, chiến lược tổng quan để có cơ hội làm Leader hoặc làm chủ. Do đó, khóa học này của Nga sẽ là sự tổng hợp của cả chuyên môn và kỹ năng quản lý.
Nội dung đào tạo:
– Đào tạo về Leader content (đào tạo cách xây dựng chiến lược nội dung, hướng dẫn đánh giá năng lực và phân bổ nhân sự phù hợp để đạt kết quả cao, xây dựng chỉ số KPI để đánh giá chiến lược trước- trong và sau khi thực hiện)
– Đào tạo về cách viết các ấn phẩm truyền hình (kịch bản phóng sự truyền hình, bản tin, talkshow, TVC dạng đơn giản) sao cho hay và hấp dẫn
– Đào tạo về content marketing, những kỹ năng cần có để tạo nên một content marketing thu hút (bài quảng cáo, bài chuẩn SEO, bài PR…)
– Đào tạo về biên kịch (hướng dẫn viết kịch bản tiktok, sitcom và phim ngắn dạng đơn giản)
Trong quá trình học, Nga sẽ tổ chức kết nối với các CEO, CMO hoặc các DOP, Quay phim…để các bạn có cơ hội giao lưu, học hỏi.
Xem chi tiết nội dung khoá học TẠI ĐÂY
Nga vẫn đang trong quá trình gấp rút hoàn thiện giáo trình đào tạo để có thể kịp thời hoàn thiện trong tháng tới. Bạn nào muốn biết chi tiết hơn về khóa học này, vui lòng gửi thư qua Email: hocvietcungnga@gmail.com. hoặc liên hệ với Nga qua Facebook: https://www.facebook.com/hocvietcungnga hoặc Hotline: 0934 497 589
=>>> Xem thêm: Nhiều mẫu kịch bản phóng sự truyền hình TẠI ĐÂY
—————————————————————————
Học viết cùng Nga – để trở thành biên tập viên chuyên nghiệp
Email: hocvietcungnga@gmail.com
Youtube: Học viết cùng Nga
Website: hocvietcungnga.com