Lời bình đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong phóng sự truyền hình. Nếu phân phóng sự truyền hình ra các thành phần thì nó sẽ gồm 3 yếu tố: hình ảnh, lời bình và âm nhạc.
Lời bình trong phóng sự truyền hình có tác dụng bình luận, giải thích, bổ sung những thông tin mà hình ảnh không thể diễn đạt nổi.
Vai trò của lời bình trong phóng sự truyền hình
Từ trước đến nay, đã có rất nhiều biên tập viên thử nghiệm sản xuất phóng sự không lời bình. Tuy nhiên, trên thực tế dạng phóng sự này vẫn chưa có tác phẩm nào đủ đạt đến đỉnh cao như kỳ vọng của tác giả. Bởi việc chỉ diễn đạt bằng hình ảnh, đôi khi không truyền tải đúng thông điệp tác giả mong muốn. Từ đó dẫn đến khán giả có thể hiểu sai ý đồ của tác giả. Tuy nhiên, đối với thể loại phim tài liệu, ký sự thì rất hay sử dụng hình thức không lời bình. Trong phạm vi bài viết này, Nga chỉ đề cập đến phóng sự truyền hình thôi nhé.
Để phân tích cho các bạn thấy tác dụng của lời bình đóng vai trò như thế nào trong phóng sự truyền hình, Nga sẽ đưa ra một ví dụ nhé.
Video: Một người đàn ông xăm trổ nắm tay một cô bé khoảng chừng 6-7 tuổi. Trên lưng cô bé đeo chiếc cặp đi học. Người đàn ông vừa nhìn trước ngó sau, lách qua dòng người và dắt cô bé biến mất vào đám đông.
Lời bình số 01: Truy tìm cháu bé 6 tuổi ở huyện Cao Lãnh mất tích
Một bé gái 6 tuổi được xác định là đã mất tích tại địa bàn tổ 7, ấp Bình Dân, xã Nhị Mỹ, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp. Chính quyền địa phương, cơ quan công an và người nhà đang tích cực tìm cháu bé. Qua trích xuất camera nhà dân, công an phát hiện thấy cháu bé bị dẫn đi bởi một người đàn ông lạ mặt, khoảng chừng 3-40 tuổi…..
Lời bình số 02: Kể từ sau biến cố lần trước, dù công việc có bận rộn đến mấy, anh vẫn cùng con đi học mỗi sáng, cùng con vui đùa mỗi chiều tan học. Bởi anh biết rằng: tuổi thơ của con sẽ chẳng thể có hai lần. Những năm tháng đẹp nhất của con, anh muốn mình được hiện diện trong đó. Dù là nhiều hay ít.
Các bạn có thấy sự khác biệt chưa ạ? Rõ ràng cùng với 1 hình ảnh giống nhau, nhưng chỉ cần thay lời bình, nó đã mang thông điệp khác nhau.
Cách viết lời bình hay cho phóng sự truyền hình
Lời bình sẽ là công đoạn gần cuối cùng, sau khi đã dựng xong phần video, biên tập mới bắt đầu viết lời bình. Và bạn cần nhớ, trong phóng sự truyền hình thì hình ảnh là thứ quan trọng nhất, đừng làm dạng kịch bản “phát thanh khuyến mại hình”. Lời bình khi đó sẽ có trách nhiệm “bình luận, giải thích, bổ sung thông điệp mà hình ảnh chưa thể diễn tả hết”.
Để viết được lời bình hay cho phóng sự, bạn cần xác định được dạng phóng sự. Với mỗi dạng phóng sự sẽ có ngôn ngữ khác nhau. Với phóng sự điều tra, cần ngôn từ xác đáng, khúc chiết, mạnh mẽ. Và lời bình nên là những con số, số liệu cụ thể hoặc những câu bình luận đắt giá cho sự việc mà bạn đang phản ánh. Còn đối với dạng phóng sự mang tính cảm xúc, thì bạn nên dùng những ngôn từ chân thành, đong đầy cảm xúc hoặc sự so sánh ví von để tăng hiệu quả truyền tải. Ví dụ như trong 1 phóng sự chân dung về 1 thầy thuốc. Trong phóng sự có 1 đoạn video ghi lại cảnh người thầy thuốc đi bộ để leo lên trên con đê đầu làng. Với đoạn hình ảnh đó, Nga đã viết lời bình như sau:
“Dù đã bước sang cái dốc bên kia của cuộc đời, nhưng ngọn lửa đam mê của lương y Đặng Văn A đối với nghề thầy thuốc chưa bao giờ tắt. Ông vẫn luôn canh cánh một nỗi lòng trăn trở với sức khỏe của cộng đồng…”
Thực ra ban đầu khi ghi hình, Nga chỉ nghĩ đơn giản là đưa nhân vật đó lên đê quay cho đẹp thôi. Vì hình ảnh trên đê rất “chill” các bạn ạ. Nhưng đến khi về edit lại thì Nga nhận thấy cụm hình ảnh đó rất tương thích với thông điệp mình đang truyền tải là sự nỗ lực góp sức vì cộng đồng của người thầy thuốc này.
Trong một phóng sự truyền hình, bạn cần lưu ý đến khoảng nghỉ. Không nên viết lời bình hoặc dùng phỏng vấn quá nhiều, quá dày đặc, không có thời gian để khán giả chiêm nghiệm và suy nghĩ. Hiện nay có rất nhiều bạn, vì quá tham viết mà nhồi nhét lời bình từ đầu đến cuối phóng sự. Việc làm này khiến người xem rất mệt. Thế nên hết sức lưu ý về điểm này, các bạn nhé!
Những chia sẻ gợi ý của mình ở bài viết này chỉ có thể giúp bạn gợi mở được phần nào ý tưởng viết lời bình cho phóng sự truyền hình. Chứ thông qua bài viết, mình không thể cầm tay chỉ việc cho các bạn được. Bởi chỉ có bạn mới hiểu, thông điệp bạn cần truyền tải trong phóng sự đó là gì, phải không nào?
Và Nga xin được phép nhắc lại, bạn cần nhớ, lời bình trong phóng sự truyền hình sẽ đóng vai trò “bình luận, giải thích, bổ sung thông điệp mà hình ảnh chưa thể diễn tả hết”. Cứ bám vào đó để viết lời bình, bạn nhé!
Đăng ký Khóa học “Học viết cùng Nga – 90 ngày giúp bạn trở thành Master Content”
Thời gian vừa qua, Nga nhận được rất nhiều tin nhắn, email của các bạn gửi về với mong muốn được đào tạo về kỹ năng viết. Vì khối lượng công việc quá bận rộn, Nga chưa thể sắp xếp thời gian được. Tuy nhiên sau rất nhiều ngày suy nghĩ và cố gắng, Nga đã quyết định sẽ mở lớp đào tạo đầu tiên của mình trong tháng tới.
Khóa học này Nga sẽ trực tiếp đứng lớp cùng với cộng sự của mình. Đây sẽ là một khóa đào tạo tổng hợp các kỹ năng của cả biên tập viên truyền hình, biên kịch và content marketing. Chứ không đơn thuần chỉ là 1 lĩnh vực đơn lẻ như các khóa đào tạo khác trên thị trường. Và điều đặc biệt hơn cả, là Nga cùng với cộng sự của mình sẽ đào tạo những kiến thức, kỹ năng để trở thành Leader chứ không chỉ đào tạo về kỹ năng chuyên môn đơn thuần. Để các bạn có thể hiểu được bản chất của tất cả các dạng kịch bản: kịch bản phim doanh nghiệp, phóng sự, kịch bản phim, content… từ đó bạn có tầm nhìn bao quát và vĩ mô hơn so với hiện tại.
Hiện nay hầu hết các khóa đào tạo biên kịch, content đều chỉ dạy bạn cách viết đơn thuần để bạn trở thành 1 nhân viên, trở thành người đi làm thuê, chứ không hề đào tạo về những kỹ năng quản lý, lập kế hoạch, chiến lược tổng quan để có cơ hội làm Leader hoặc làm chủ. Do đó, khóa học này của Nga sẽ là sự tổng hợp của cả chuyên môn và kỹ năng quản lý.
Nội dung đào tạo:
– Đào tạo về Leader content (đào tạo cách xây dựng chiến lược nội dung, hướng dẫn đánh giá năng lực và phân bổ nhân sự phù hợp để đạt kết quả cao, xây dựng chỉ số KPI để đánh giá chiến lược trước- trong và sau khi thực hiện)
– Đào tạo về cách viết các ấn phẩm truyền hình (kịch bản phóng sự truyền hình, bản tin, talkshow, TVC dạng đơn giản) sao cho hay và hấp dẫn
– Đào tạo về content marketing, những kỹ năng cần có để tạo nên một content marketing thu hút (bài quảng cáo, bài chuẩn SEO, bài PR…)
– Đào tạo về biên kịch (hướng dẫn viết kịch bản tiktok, sitcom và phim ngắn dạng đơn giản)
Trong quá trình học, Nga sẽ tổ chức kết nối với các CEO, CMO hoặc các DOP, Quay phim…để các bạn có cơ hội giao lưu, học hỏi.
👉👉Xem chi tiết nội dung khoá học TẠI ĐÂY
Nga vẫn đang trong quá trình gấp rút hoàn thiện giáo trình đào tạo để có thể kịp thời hoàn thiện trong tháng tới. Bạn nào muốn biết chi tiết hơn về khóa học này, vui lòng gửi thư qua Email: hocvietcungnga@gmail.com. hoặc liên hệ với Nga qua Facebook: https://www.facebook.com/hocvietcungnga hoặc Hotline: 0934 497 589
=>>> Xem thêm: Nhiều mẫu kịch bản phóng sự truyền hình TẠI ĐÂY
—————————————————————————
Học viết cùng Nga – để trở thành biên tập viên chuyên nghiệp
Email: hocvietcungnga@gmail.com
Youtube: Học viết cùng Nga
Website: hocvietcungnga.com