Phỏng vấn khách mời là một phần nội dung rất phổ biến trong báo chí nói chung. Để có một cuộc phỏng vấn thành công, bạn cần chuẩn bị kịch bản phỏng vấn khách mời thật tốt. Bằng những kinh nghiệm thực tế và những kiến thức được đào tạo, Nga đã đúc rút thành 7 bước viết kịch bản phỏng vấn khách mời hay nhất.
Mục đích của kịch bản phỏng vấn khách mời
Để viết được 1 kịch bản phỏng vấn khách mời hay, bạn cần hiểu được mục đích của dạng kịch bản này để làm gì. Bằng những kinh nghiệm của mình, Nga thấy rằng dạng bài phỏng vấn thường có 3 mục đích sau
- Giải đáp thắc mắc: Với những vấn đề đang gây tranh cãi hoặc nhận được sự chú ý của công chúng, việc thực hiện dạng bài phỏng vấn sẽ giúp trả lời một cách nhanh chóng nhất. Có thể nhằm xoa dịu dư luận, cũng có thể để giải đáp thắc mắc. Nhưng đối với cơ quan báo chí, thường thì mục đích là để thu hút sự chú ý của công chúng nhiều hơn là giải đáp thắc mắc.
- Cung cấp thông tin, kiến thức: Không phải ai cũng có kiến thức về tất cả các lĩnh vực, do đó, đối với những vấn đề mang tính chuyên ngành, chỉ có những người đủ trình độ, đủ hiểu biết mới có thể chia sẻ, cung cấp kiến thức rộng rãi tới cộng đồng.
- PR nhân hiệu: Thông qua việc hỏi – đáp, sẽ giúp khách mời thể hiện trình độ và sự hiểu biết của mình đối với một lĩnh vực nhất định. Từ đó giúp PR, đánh bóng tên tuổi của khách mời.
2 trường hợp xảy ra trước khi viết kịch bản phỏng vấn khách mời
Trường hợp 1: Bạn có đề tài nhưng chưa có khách mời.
Điều này thường xảy ra khi bạn công tác tại 1 cơ quan báo chí. Đa phần họ sẽ lựa chọn chủ đề trước, sau đó mới lựa chọn khách mời phù hợp. Để viết được 1 kịch bản khách mời hiệu quả. Bạn cần trải qua các bước sau.
Bước 1: Xác định chủ đề buổi phỏng vấn
Việc xác định chủ đề trước khi viết kịch bản phỏng vấn khách mời sẽ giúp bạn tìm ra được đề tài cho bài viết của mình. Dựa vào đề tài muốn khai thác, bạn sẽ biết mình cần phân bổ câu hỏi như thế nào. Đồng thời giúp bạn không bị lan man khi phỏng vấn khách mời.
Bước 2: Lựa chọn khách mời phù hợp với chủ đề
Khâu này khá quan trọng. Nó mang tính quyết định đến sự thành công hoặc thất bại của cuộc phỏng vấn.
Bước 3: Tìm hiểu về trình độ chuyên môn và tính cách, thói quen, độ tuổi và phong thái của khách mời
Các cụ có câu: biết người, biết ta, trăm trận trăm thắng. Khi hiểu rõ về đối phương, bạn sẽ dễ tìm ra được cách để viết kịch bản phỏng vấn khách mời tốt hơn. Cuộc phỏng vấn sẽ trở nên thú vị hơn.
Bước 4: Trao đổi nội dung với khách mời phỏng vấn trước khi viết kịch bản
Đối với các cuộc phỏng vấn mang tính tích cực, bạn bắt buộc phải làm điều này, để khách mời có thể chuẩn bị được câu trả lời cho cuộc trò chuyện. Còn đối với một số cuộc phỏng vấn mang tính chất phản ánh mặt trái, hoặc nhằm mục đích lấy được thái độ bất thường gì đó của đối phương. Bạn có thể chỉ cần chia sẻ một phần câu hỏi, với những câu hỏi then chốt, bạn có quyền không chia sẻ.
Bước 5: Tiến hành viết kịch bản phỏng vấn khách mời
Bước 6: Tiến hành phỏng vấn khách mời (ghi hình, ghi âm, ghi chép….)
Bước 7: Biên tập lại nội dung sau phỏng vấn
Trường hợp 02: Bạn có khách mời trước khi có chủ đề phỏng vấn
Điều này thường xảy ra khi khách mời là một người nổi tiếng, người đang thu hút được sự chú ý của báo giới, truyền thông. Hoặc bạn đang làm việc tại một công ty truyền thông, đang chịu trách nhiệm xây nhân hiệu cho một ai đó. Đối với trường hợp này, các bước viết kịch bản sẽ có một chút thay đổi bạn nhé.
Bước 1: Trao đổi nội dung với khách mời phỏng vấn trước khi viết kịch bản
Bước 2: Tìm hiểu về trình độ chuyên môn và tính cách, thói quen, độ tuổi và phong thái của khách mời
Bước 3: Xác định chủ đề buổi phỏng vấn
Bước 4: Tiến hành viết kịch bản phỏng vấn khách mời
Bước 5: Tiến hành phỏng vấn khách mời (ghi hình, ghi âm, ghi chép….)
Bước 6: Biên tập lại nội dung sau phỏng vấn
Muốn viết kịch bản phỏng vấn khách mời hay, cần tránh những dạng câu hỏi sau
Bản chất của kịch bản phỏng vấn là cuộc đối thoại của 2 người hoặc nhiều người. Trong đó phóng viên, BTV, MC sẽ là người đưa ra câu hỏi cho nhân vật chính. Do đó, cách đặt câu hỏi sẽ là phần quyết định nội dung cuộc phỏng vấn đó có thú vị hay không?
Nhà văn Voltaire đã từng nói “Đánh giá một người qua những câu hỏi của anh ta, chứ không phải là những câu trả lời”.
Để chuẩn bị thật tốt cho kịch bản phỏng vấn khách mời, bạn cần viết ra toàn bộ những câu hỏi xoay quanh chủ đề chính. Sau đó, sắp xếp thứ tự sao cho logic, chỉnh sửa và loại bỏ những câu hỏi trùng lặp hoặc không cần thiết
Những dạng câu hỏi không nên đặt trong kịch bản phỏng vấn khách mời
1. Để viết được câu hỏi hay, bạn nên tránh những câu hỏi đóng. Thế nào là câu hỏi đóng? Đó là những câu hỏi kết thúc bằng CÓ/KHÔNG?
2. Để viết kịch bản phỏng vấn khách mời hay, nên tránh những câu hỏi “không phải là câu hỏi”. Ví dụ như “Bạn là một người thông minh?” Đây là những câu hỏi mang tính khẳng định và được coi như một câu trả lời chứ không còn là câu hỏi. Dạng câu hỏi này khiến người đối diện bị “đóng não” và sẽ làm cho buổi phỏng vấn trở nên căng thẳng, nhạt nhẽo.
3. Không nên đặt câu hỏi đúp trong kịch bản phỏng vấn khách mời. Ví dụ như “Anh/chị có quan hệ như thế nào với ngài bộ trưởng? Theo anh/chị ông ấy có làm sai không?” Trong những trường hợp này, người được hỏi thường sẽ lựa câu hỏi dễ để trả lời và “ngó lơ” câu hỏi còn lại. Do đó, nên tách các câu hỏi ra, không nên ghép chúng vào, bạn sẽ tự mình đánh mất rất nhiều thông tin quý giá do cách đặt câu hỏi sai lầm như thế này.
4. Không nên đặt câu hỏi kích động trực diện. Dù gì bạn cũng đang đóng vai trò đưa tin khách quan, bạn không nên đặt cảm xúc cá nhân của mình quá mạnh vào câu hỏi.
5. Không nên đặt câu hỏi vô tận. Câu hỏi vô tận là gì? Đó là những dạng câu hỏi chung chung, xa vời, không đi vào một thông điệp cụ thể. Ví dụ như câu hỏi “anh/chị cảm thấy thế nào?” là một câu hỏi vô cùng. Ít nhất bạn nên đặt nó vào một hoàn cảnh hoặc ngữ cảnh cụ thể. Ví dụ như: “Là một nhà khoa học được nhiều người biết đến, anh cảm thấy thế nào?” Hoặc “Trở thành nhà vô địch thế vận hội năm nay, cảm xúc của anh lúc này như thế nào?”.
Muốn có một kịch bản phỏng vấn hay, bạn cần là người dẫn dắt câu chuyện
Để trở thành người dẫn dắt câu chuyện trong buổi phỏng vấn bạn nên làm những điều sau:
- Câu hỏi đầu tiên mang chính chung chung
- Không bắt đầu bằng câu hỏi quan trọng nhất hay khó nhất, nhằm mục đích tạo sự tự tin cho người đối thoại
- Đẩy cuộc phỏng vấn đến từng chi tiết cụ thể nhất có thể được
- Tích cực đặt câu hỏi mở
- Cần hướng người đối thoại quay trở về chủ đề chính khi họ bắt đầu lan man
- Nên đặt một câu hỏi khác nếu người được phỏng vấn trả lời quá chung chung
- Có thể đặt câu hỏi mở, nếu người được phỏng vấn kiệm lời, sau đó nhớ quay lại chủ đề chính
- Đừng ngại ngắt lời người được phỏng vấn hoặc yêu cầu họ giải thích lại cho rõ.
Trên đây là một số chia sẻ của Nga về cách viết một kịch bản phỏng vấn khách mời. Hy vọng rằng qua đây có thể giúp bạn biết cách để lên một kịch bản phỏng vấn sao cho phù hợp và thú vị.
Đăng ký Khóa học “Học viết cùng Nga – 90 ngày giúp bạn trở thành Master Content”
Thời gian vừa qua, Nga nhận được rất nhiều tin nhắn, email của các bạn gửi về với mong muốn được đào tạo về kỹ năng viết. Vì khối lượng công việc quá bận rộn, Nga chưa thể sắp xếp thời gian được. Tuy nhiên sau rất nhiều ngày suy nghĩ và cố gắng, Nga đã quyết định sẽ mở lớp đào tạo đầu tiên của mình trong tháng tới.
Khóa học này Nga sẽ trực tiếp đứng lớp cùng với cộng sự của mình. Đây sẽ là một khóa đào tạo tổng hợp các kỹ năng của cả biên tập viên truyền hình, biên kịch và content marketing. Chứ không đơn thuần chỉ là 1 lĩnh vực đơn lẻ như các khóa đào tạo khác trên thị trường. Và điều đặc biệt hơn cả, là Nga cùng với cộng sự của mình sẽ đào tạo những kiến thức, kỹ năng để trở thành Leader chứ không chỉ đào tạo về kỹ năng chuyên môn đơn thuần. Để các bạn có thể hiểu được bản chất của tất cả các dạng kịch bản: kịch bản phim doanh nghiệp, phóng sự, kịch bản phim, content… từ đó bạn có tầm nhìn bao quát và vĩ mô hơn so với hiện tại.
Hiện nay hầu hết các khóa đào tạo biên kịch, content đều chỉ dạy bạn cách viết đơn thuần để bạn trở thành 1 nhân viên, trở thành người đi làm thuê, chứ không hề đào tạo về những kỹ năng quản lý, lập kế hoạch, chiến lược tổng quan để có cơ hội làm Leader hoặc làm chủ. Do đó, khóa học này của Nga sẽ là sự tổng hợp của cả chuyên môn và kỹ năng quản lý.
Nội dung đào tạo:
– Đào tạo về Leader content (đào tạo cách xây dựng chiến lược nội dung, hướng dẫn đánh giá năng lực và phân bổ nhân sự phù hợp để đạt kết quả cao, xây dựng chỉ số KPI để đánh giá chiến lược trước- trong và sau khi thực hiện)
– Đào tạo về cách viết các ấn phẩm truyền hình (kịch bản phóng sự truyền hình, bản tin, talkshow, TVC dạng đơn giản) sao cho hay và hấp dẫn
– Đào tạo về content marketing, những kỹ năng cần có để tạo nên một content marketing thu hút (bài quảng cáo, bài chuẩn SEO, bài PR…)
– Đào tạo về biên kịch (hướng dẫn viết kịch bản tiktok, sitcom và phim ngắn dạng đơn giản)
Trong quá trình học, Nga sẽ tổ chức kết nối với các CEO, CMO hoặc các DOP, Quay phim…để các bạn có cơ hội giao lưu, học hỏi.
👉👉Xem chi tiết nội dung khoá học TẠI ĐÂY
Nga vẫn đang trong quá trình gấp rút hoàn thiện giáo trình đào tạo để có thể kịp thời hoàn thiện trong tháng tới. Bạn nào muốn biết chi tiết hơn về khóa học này, vui lòng gửi thư qua Email: hocvietcungnga@gmail.com. hoặc liên hệ với Nga qua Facebook: https://www.facebook.com/hocvietcungnga hoặc Hotline: 0934 497 589
=>>> Xem thêm: Nhiều mẫu kịch bản phóng sự truyền hình TẠI ĐÂY
—————————————————————————
Học viết cùng Nga – để trở thành biên tập viên chuyên nghiệp
Email: hocvietcungnga@gmail.com
Youtube: Học viết cùng Nga
Website: hocvietcungnga.com