Có rất nhiều bạn muốn học viết kịch bản sitcom nhưng lại không có ý tưởng. Không biết phải lấy chất liệu để viết kịch bản sitcom ở đâu? Hôm nay Học viết cùng Nga sẽ chia sẻ cách để có ý tưởng viết kịch bản sitcom mà Nga hay sử dụng để các bạn tham khảo.
Trước khi vào chia sẻ cụ thể là lấy chất liệu để viết kịch bản sitcom ở đâu, Nga nghĩ các bạn nên tìm hiểu qua một chút khái niệm phim sitcom là gì?
Khái niệm kịch bản sitcom là gì?
Khái niệm: Sitcom là cụm từ viết tắt của Situation Comedy – thể loại phim nhiều tập, trong đó câu chuyện xoay quay một chủ đề cụ thể nào đó và xen lẫn vào nội dung là những tình huống hài hước. Nội dung thường xoay quanh cuộc sống hằng ngày, đặt con người trong mối quan hệ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… và lồng vào đó những tình huống để nhân vật ứng xử đồng thời tạo tiếng cười cho khán giả.
Đọc đến đây chắc hẳn các bạn đã hiểu được phần nào của phim sitcom rồi đúng không? Trước kia có nhiều người định nghĩa phim sitcom là phim thu tiếng trực tiếp. Nhưng đó là một khái niệm hoàn toàn sai lầm. Bởi hiện nay, film truyền hình họ cũng thu tiếng trực tiếp rồi đó các bạn J
Thực ra, điểm nổi bật của kịch bản sitcom là 2 yếu tố chính: 1 là tình huống xảy ra trong cuộc sống và 2 là yếu tố hài hước trong đó. Đã là sitcom mà không hài hước, thì có lẽ nó không nên được gọi là sitcom.
Lấy chất liệu để viết kịch bản sitcom ở đâu?
Như các bạn đã tìm hiểu, sitcom là kịch bản ghi lại những tình huống xảy ra trong cuộc sống thường ngày. Chính vì thế, các bạn cũng nên lấy chất liệu từ chính cuộc sống của mình để viết kịch bản. Như vậy kịch bản của bạn sẽ có tính chân thực.
Vậy cách lấy chất liệu như thế nào? Nga sẽ ví dụ để các bạn dễ hình dung hơn nhé! Như trong kịch bản “Người lớn có bị thủy đậu hay không?”có 2 tính huống gây cười: LINK KỊCH BẢN
- Tình huống số 1 là anh rể của Thăng gọi điện nhờ Thăng đón bố vợ hộ anh ta. Nhưng Thăng không biết bố vợ của anh rể có mối quan hệ như thế nào đối với mình. Nên tỏ ra khó chịu.
- Tình huống số 2 là tình huống là nhân vật Thăng giới thiệu với nhân vật Muối về chậu cây bonsai của mình với một tâm thế rất hào hứng. Nhưng trên thực tế đó chỉ là một cái que chứ không phải cây bonsai.
Vậy 2 tình huống này mình lấy ý tưởng ở đâu? Đối với tình huống số 1, thì bố mình từ bé đã rất hay đố mình những câu đố mẹo mang tính lắt léo. Ví dụ như bố mình đố là anh trai của phụ thân các con thì gọi là gì? Phu nhân của phụ thân của các con thì gọi là gì?… Tức là bố mình đã dùng đại từ gọi theo cách chuyển nghĩa. Cũng giống như các bạn ấy hay có cách nói đùa là “Anh con nhà bác họ hàng xa của chị dâu mà lấy con trai ông hàng xóm nhà em”.
Thì mình cũng thử dùng khái niệm chuyển nghĩa đó để định nghĩa một số danh xưng trong gia đình. Ví dụ như trong trường hợp trên. Bố vợ của anh rể, thì đương nhiên là bố ruột của mình rồi. Nhưng nếu không tinh ý thì sẽ không thể suy ra ngay được.
Còn đối với tình huống số 2, đợt đó mình có tham gia viết bài về cây cảnh, cây bon sai, mình cũng có tìm hiểu về một số dáng của cây cảnh. Trong đó mình nhớ nhất là “dáng trực” – một dáng cây rất phổ biến trong bonsai. Tức là một dáng thẳng đứng. Về phong thủy, dáng này thể hiện sự chính trực, ngay thẳng của người quân tử. Và đàn ông thì họ cũng hay có sở thích với các loại cây cảnh, nên Nga đã chọn câu chuyện về cây cảnh để đưa vào kịch bản. Nhưng làm sao để nó trở nên hài hước? Nếu chỉ giới thiệu 1 cái cây bonsai đẹp thì nó quá bình thường. Lúc này bạn phải biến tấu để người xem không đoán được cái kết nó là gì! Thì Nga đã chọn việc thay vì để một cái cây thật, thì Nga cho một cái que cắm vào chậu đất. Thế là xong. Vẫn đảm bảo tính logic là dáng trực, thẳng đứng, mà vẫn đảm bảo yếu tố hài hước của câu chuyện.
Qua hai ví dụ trên thì chắc các bạn đã biết mình lấy chất liệu để viết ở đâu rồi đúng không ạ? Mình lấy từ chính cuộc sống xung quanh mình. Mỗi lần thấy câu chuyện gì hay, hoặc tình huống gì hay, mình thường ghi nhanh vào 1 cuốn sổ tay hoặc lưu ý tưởng vào mục lưu trữ của zalo. Khi nào cần hoặc bí ý tưởng mình sẽ mở ra và lựa chọn cái phù hợp để đưa vào kịch bản.
Thực ra nó xảy ra suốt trong cuộc sống này ấy mà. Chỉ có điều bạn có lưu tâm và biết cách biến nó thành tình huống vui được hay không thôi.
Cách để chọn tình huống phù hợp với nội dung kịch bản sitcom
Như ở trên Nga đã chia sẻ về cách để lấy chất liệu hài hước ở đâu. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn yếu tố sao cho phù hợp với đối tượng trong kịch bản và nội dung kịch bản sitcom. Đầu tiên bạn cần xác định nhân vật trong kịch bản gồm có những ai, tính cách, độ tuổi và giới tính ra sao. Sau đó, dựa theo độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp và tính cách của nhân vật để lựa chọn tình huống sao cho phù hợp.
Ví dụ với nhân vật phụ nữ thì chúng ta nên lựa chọn những tình huống xoay quanh các vấn đề về: làm đẹp, thời trang, giảm béo, ăn uống, tình yêu, tiền bạc…Đó là sở thích, là hành vi mà đa phần phụ nữ đều rất quan tâm. Do đó, bạn nên tạo tình huống xoay quanh những vấn đề trên, sẽ dễ để khai thác nhất. Tất nhiên ở đây Nga chỉ đưa ra gợi ý, còn bạn phải dựa vào định hướng nội dung mà đối tác yêu cầu và màu sắc nhân vật của bạn để lựa chọn sao cho phù hợp.
Còn đối với nam giới, họ thường quan tâm đến bóng đá, thể thao, công việc, tiền bạc, và một số thú vui giải trí khác như chọi gà, chơi chim cảnh, câu cá, thưởng trà…Cho nên câu chuyện mà bạn tạo ra trong kịch bản, cũng nên xoay quanh những thói quen, hành vi và sở thích của họ ở ngoài đời. Như vậy kịch bản sitcom của bạn sẽ chân thật, không bị giả tạo, khiên cưỡng.
Đăng ký Khóa học “Học viết cùng Nga – 90 ngày giúp bạn trở thành Master Content”
Thời gian vừa qua, Nga nhận được rất nhiều tin nhắn, email của các bạn gửi về với mong muốn được đào tạo về kỹ năng viết. Vì khối lượng công việc quá bận rộn, Nga chưa thể sắp xếp thời gian được. Tuy nhiên sau rất nhiều ngày suy nghĩ và cố gắng, Nga đã quyết định sẽ mở lớp đào tạo đầu tiên của mình trong tháng tới.
Khóa học này Nga sẽ trực tiếp đứng lớp cùng với cộng sự của mình. Đây sẽ là một khóa đào tạo tổng hợp các kỹ năng của cả biên tập viên truyền hình, biên kịch và content marketing. Chứ không đơn thuần chỉ là 1 lĩnh vực đơn lẻ như các khóa đào tạo khác trên thị trường. Và điều đặc biệt hơn cả, là Nga cùng với cộng sự của mình sẽ đào tạo những kiến thức, kỹ năng để trở thành Leader chứ không chỉ đào tạo về kỹ năng chuyên môn đơn thuần. Để các bạn có thể hiểu được bản chất của tất cả các dạng kịch bản: kịch bản phim doanh nghiệp, phóng sự, kịch bản phim, content… từ đó bạn có tầm nhìn bao quát và vĩ mô hơn so với hiện tại.
Hiện nay hầu hết các khóa đào tạo biên kịch, content đều chỉ dạy bạn cách viết đơn thuần để bạn trở thành 1 nhân viên, trở thành người đi làm thuê, chứ không hề đào tạo về những kỹ năng quản lý, lập kế hoạch, chiến lược tổng quan để có cơ hội làm Leader hoặc làm chủ. Do đó, khóa học này của Nga sẽ là sự tổng hợp của cả chuyên môn và kỹ năng quản lý.
Nội dung đào tạo:
– Đào tạo về Leader content (đào tạo cách xây dựng chiến lược nội dung, hướng dẫn đánh giá năng lực và phân bổ nhân sự phù hợp để đạt kết quả cao, xây dựng chỉ số KPI để đánh giá chiến lược trước- trong và sau khi thực hiện)
– Đào tạo về cách viết các ấn phẩm truyền hình (kịch bản phóng sự truyền hình, bản tin, talkshow, TVC dạng đơn giản) sao cho hay và hấp dẫn
– Đào tạo về content marketing, những kỹ năng cần có để tạo nên một content marketing thu hút (bài quảng cáo, bài chuẩn SEO, bài PR…)
– Đào tạo về biên kịch (hướng dẫn viết kịch bản tiktok, sitcom và phim ngắn dạng đơn giản)
Trong quá trình học, Nga sẽ tổ chức kết nối với các CEO, CMO hoặc các DOP, Quay phim…để các bạn có cơ hội giao lưu, học hỏi.
👉👉Xem chi tiết nội dung khoá học TẠI ĐÂY
Nga vẫn đang trong quá trình gấp rút hoàn thiện giáo trình đào tạo để có thể kịp thời hoàn thiện trong tháng tới. Bạn nào muốn biết chi tiết hơn về khóa học này, vui lòng gửi thư qua Email: hocvietcungnga@gmail.com. hoặc liên hệ với Nga qua Facebook: https://www.facebook.com/hocvietcungnga hoặc Hotline: 0934 497 589
=>>> Xem thêm: Nhiều mẫu kịch bản phóng sự truyền hình TẠI ĐÂY
—————————————————————————
Học viết cùng Nga – để trở thành biên tập viên chuyên nghiệp
Email: hocvietcungnga@gmail.com
Youtube: Học viết cùng Nga
Website: hocvietcungnga.com