Có nhiều bạn từng nói với Nga rằng “hầu hết các biên tập viên truyền hình, MC đều không học báo chí, không tốt nghiệp chuyên ngành biên tập viên”. Vậy thì để làm biên tập viên truyền hình cần gì phải theo học tại một trường đào tạo đúng chuyên ngành?
Có cần theo học đúng chuyên ngành để trở thành biên tập viên truyền hình?
Thực sự, Nga phải khẳng định rằng “biên tập viên truyền hình là một nghề đề cao sự sáng tạo và phù hợp, hơn là bằng cấp”. Nhưng Nga nghĩ rằng: việc được đào tạo một cách chuyên nghiệp sẽ cho bạn những kiến thức nền tảng tốt hơn trong nghề. Nga ví dụ để bạn thấy rõ được sự khác biệt giữa những người được đào tạo và những người chưa được đào tạo khác nhau như thế nào nhé!
Nga có làm chung với một chị, chị ấy tốt nghiệp chuyên ngành báo chí tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Nhưng chị được học chuyên sâu về báo in, chứ không chuyên về báo chí truyền hình. Do đó, khi được giao cho nhiệm vụ viết kịch bản truyền hình, chị đã gặp phải một số vấn đề sau:
- Ngôn ngữ chưa phù hợp. Ngôn ngữ báo chí truyền hình khác với ngôn ngữ báo in. Thực sự là khác rất nhiều các bạn ạ. Nếu bạn để ý sẽ thấy, ngôn ngữ của truyền hình thường gần gũi, dễ hiểu nhưng vẫn chuẩn mực chứ không suồng sã như văn nói. Trong truyền hình, gần như không sử dụng các từ lóng, từ ngữ bay bổng, trừu tượng. Bởi đơn giản, truyền hình dùng lời nói của con người để truyền tải. Thông điệp sẽ trôi qua rất nhanh, không thể dừng lại để suy ngẫm hay suy tư hay diễn giải. Còn trong báo in, họ cho phép bạn sử dụng từ lóng, sử dụng lối viết bay bổng, trừu tượng.
- Chưa thể tư duy hình ảnh khi viết kịch bản. Đối với những người làm biên tập viên truyền hình. Khi viết kịch bản, trong đầu của họ đã phải hình dung ra các cảnh quay cần thiết, các góc máy, cỡ cảnh…Gần như khi viết kịch bản truyền hình, trong đầu họ sẽ hiện ra như một cuốn phim phát chậm. Nhưng dối với người bạn của Nga, chị ấy làm theo cách ngược lại. Tức là đang áp dụng thói quen viết lời bình trước, sau đó trám hình sau. Đó là cách làm mà dân truyền hình thường nói đùa với nhau rằng “phát thanh khuyến mại hình”. Tức là chú trọng vào lời bình, còn hình ảnh chỉ là thứ minh họa cho nó. Nhưng, trên thực tế, trong báo chí truyền hình, thì hình ảnh mới là chính, lời bình chỉ là thứ hỗ trợ cho hình ảnh thôi. Đó là lý do tạii sao có nhiều phóng sự bạn xem, không cần bất cứ lời bình nào, người xem vẫn hiểu nội dung và thông điệp của nó.
- Không hiểu về cỡ cảnh và góc máy. Đúng ra đây là nhiệm vụ của quay phim, nhưng nếu biên tập viên truyền hình không có kiến thức căn bản về cỡ cảnh, góc máy và những thứ liên quan đến hình ảnh, họ sẽ dễ bị “qua mặt”. Bản thân mình cũng từng làm việc với một số quay phim bảo thủ, và cẩu thả. Nếu gặp một biên tập viên truyền hình ít kinh nghiệm, họ quay hình cho có, thậm chí khuôn hình rất lỡ cỡ, xấu và không sạch sẽ. Khi đó, bạn sẽ có một mớ hỗn độn và rất khó để xử lý khâu hậu kỳ cho tốt. Nên sau khi dựng xong, tác phẩm của bạn sẽ rất chán.
- Chưa hiểu về quy trình để tạo ra 1 tác phẩm truyền hình. Để tạo ra 1 tác phẩm truyền hình phải có 1 quy trình đầy đủ từ tìm hiểu đề tài, viết kịch bản, sản xuất, hậu kỳ…Do đó, nếu bạn được đào tạo bài bản để trở thành biên tập viên truyền hình, khi bắt tay vào làm bạn sẽ không bị bỡ ngỡ.
Từ ví dụ trên, Nga chắc hẳn bạn đã hiểu tại sao nếu có cơ hội thì nên theo học tại một môi trường đào tạo bài bản rồi đấy.
Tại nước ta hiện nay, trường nào đào tạo biên tập viên truyền hình?
Nói thật lòng là mình không biết khu vực miền Trung và miền Nam thì có trường nào các bạn ạ. :)) Nên các bạn chắc hẳn cần tìm hiểu trên GG rồi. Còn khu vực miền Bắc, mình sẽ điểm qua các trường thực sự uy tín về đào tạo làm biên tập viên truyền hình:
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Cầu Giấy – Hà Nội)
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Thanh Xuân – Hà Nội)
- Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội (Cầu Giấy – Hà Nội)
- Cao đẳng Truyền hình (Thường Tín – Hà Nội)
- Cao đẳng Phát thanh truyền hình II (Hà Nam)
Trong số các trường kể trên, mình đánh giá cao nhất là Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Cao đẳng Truyền hình. Tại sao mình lại nói thế? Bởi mình đã làm việc với các sinh viên tốt nghiệp từ các trường đó ra, nên mình hiểu được cách đào tạo và kết quả đào tạo của các ngôi trường đó.
Nếu xét về tính thực hành nhiều trong quá trình học, thì Cao đẳng Truyền Hình mạnh hơn Học viện Báo chí và Tuyên Truyền. Lý do bởi Cao đẳng Truyền Hình chính là “con đẻ của Đài Truyền Hình Việt Nam. Do đó, cơ hội để bạn được thực hành, được quan sát và học hỏi về truyền hình nhiều hơn.
Nhưng nếu xét về tư duy và sự sáng tạo cũng như am hiểu rộng về truyền hình và truyền thông thì mình đánh giá cao Học viện Báo chí và Tuyên Truyền. Lý do bởi đây là một môi trường chuyên về báo chí và truyền thông. Ở đó có những chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực này, nên cơ hội học hỏi của bạn cao hơn. Chưa kể đến, ngay từ khâu đầu vào, họ đã lựa chọn những sinh viên ưu tú và tư duy nhạy bén hơn so với các trường cùng lĩnh vực khác.
Còn nếu bạn đam mê film tài liệu, biên kịch, phim ảnh mang tính nghệ thuật cao hơn thì bạn nên theo học tại Sân khấu – Điện ảnh.
Mình xin phép không phân tích sâu quá, bởi sợ rằng sẽ “động chạm” nhiều và ảnh hưởng đến việc tuyển dụng của các trường. Hơn nữa, nếu bạn xác định rằng “kiến thức tại nhà trường chỉ giúp bạn có nền tảng căn bản” thì bạn cũng sẽ không quá áp lực khi phải lựa chọn môi trường đào tạo.
Đăng ký Khóa học “Học viết cùng Nga – 90 ngày giúp bạn trở thành Master Content”
Thời gian vừa qua, Nga nhận được rất nhiều tin nhắn, email của các bạn gửi về với mong muốn được đào tạo về kỹ năng viết. Vì khối lượng công việc quá bận rộn, Nga chưa thể sắp xếp thời gian được. Tuy nhiên sau rất nhiều ngày suy nghĩ và cố gắng, Nga đã quyết định sẽ mở lớp đào tạo đầu tiên của mình trong tháng tới.
Khóa học này Nga sẽ trực tiếp đứng lớp cùng với cộng sự của mình. Đây sẽ là một khóa đào tạo tổng hợp các kỹ năng của cả biên tập viên truyền hình, biên kịch và content marketing. Chứ không đơn thuần chỉ là 1 lĩnh vực đơn lẻ như các khóa đào tạo khác trên thị trường. Và điều đặc biệt hơn cả, là Nga cùng với cộng sự của mình sẽ đào tạo những kiến thức, kỹ năng để trở thành Leader chứ không chỉ đào tạo về kỹ năng chuyên môn đơn thuần. Để các bạn có thể hiểu được bản chất của tất cả các dạng kịch bản: kịch bản phim doanh nghiệp, phóng sự, kịch bản phim, content… từ đó bạn có tầm nhìn bao quát và vĩ mô hơn so với hiện tại.
Hiện nay hầu hết các khóa đào tạo biên kịch, content đều chỉ dạy bạn cách viết đơn thuần để bạn trở thành 1 nhân viên, trở thành người đi làm thuê, chứ không hề đào tạo về những kỹ năng quản lý, lập kế hoạch, chiến lược tổng quan để có cơ hội làm Leader hoặc làm chủ. Do đó, khóa học này của Nga sẽ là sự tổng hợp của cả chuyên môn và kỹ năng quản lý.
Nội dung đào tạo:
– Đào tạo về Leader content (đào tạo cách xây dựng chiến lược nội dung, hướng dẫn đánh giá năng lực và phân bổ nhân sự phù hợp để đạt kết quả cao, xây dựng chỉ số KPI để đánh giá chiến lược trước- trong và sau khi thực hiện)
– Đào tạo về cách viết các ấn phẩm truyền hình (kịch bản phóng sự truyền hình, bản tin, talkshow, TVC dạng đơn giản) sao cho hay và hấp dẫn
– Đào tạo về content marketing, những kỹ năng cần có để tạo nên một content marketing thu hút (bài quảng cáo, bài chuẩn SEO, bài PR…)
– Đào tạo về biên kịch (hướng dẫn viết kịch bản tiktok, sitcom và phim ngắn dạng đơn giản)
Trong quá trình học, Nga sẽ tổ chức kết nối với các CEO, CMO hoặc các DOP, Quay phim…để các bạn có cơ hội giao lưu, học hỏi.
👉👉Xem chi tiết nội dung khoá học TẠI ĐÂY
Nga vẫn đang trong quá trình gấp rút hoàn thiện giáo trình đào tạo để có thể kịp thời hoàn thiện trong tháng tới. Bạn nào muốn biết chi tiết hơn về khóa học này, vui lòng gửi thư qua Email: hocvietcungnga@gmail.com. hoặc liên hệ với Nga qua Facebook: https://www.facebook.com/hocvietcungnga hoặc Hotline: 0934 497 589
=>>> Xem thêm: Nhiều mẫu kịch bản phóng sự truyền hình TẠI ĐÂY
—————————————————————————
Học viết cùng Nga – để trở thành biên tập viên chuyên nghiệp
Email: hocvietcungnga@gmail.com
Youtube: Học viết cùng Nga
Website: hocvietcungnga.com